Giá dầu thô giảm mạnh, nông sản suy yếu

Kết thúc phiên giao dịch 04/11, toàn bộ 4 nhóm hàng hóa của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chìm trong sắc đỏ. Trong đó, nhóm nông sản có mức giảm mạnh nhất với 1,23%, qua đó khiến chỉ số MXV-Index giảm phiên thứ 2 liên tiếp, về mức 2.3650,25 điểm, thấp hơn 0,78% so với phiên trước đó.

Chú thích ảnh

Điểm sáng duy nhất trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm qua là dòng tiền đã quay trở lại, hồi phục lên mức hơn 4,200 tỷ đồng, tăng mạnh đến hơn 50% so với mức trung bình từ đầu tuần đến nay. Đây là một trong những ưu thế vượt trội của thị trường hàng hóa khi các nhà đầu tư luôn tìm kiếm được cho mình các cơ hội ngay cả khi giá cả chung đều đi xuống.

Chú thích ảnh

Giá dầu thô biến động mạnh sau cuộc họp của OPEC+

Kết thúc phiên giao dịch 04/11, dầu thô đã trải qua nhiều biến động mạnh đáng chú ý, với các thông tin trái chiều đến từ phía OPEC+ và Mỹ. Mặc dù trong phiên đã có lúc tăng vọt tới 2% nhưng giá dầu ngay sau đó lại rơi mạnh về mức thấp nhất trong gần 1 tháng qua. Giá WTI đóng cửa giảm 2,54% xuống 78,81 USD/thùng, giá Brent giảm 1,77% xuống 80,54 USD/thùng.

Chú thích ảnh

Sau cuộc họp vào tối qua, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh quyết định giữ mức tăng sản lượng dự kiến lên 400.000 thùng/ngày. Saudi Arabia và các đồng minh đã liên tục bác bỏ lời kêu gọi của các nước đối tác lớn để bảo vệ lập trường, cho rằng vẫn còn rủi ro dịch COVID-19 bùng phát trở lại, có thể ảnh hưởng xấu đến các nước sản xuất.

Chỉ vài tiếng sau cuộc họp của OPEC+, Nhà Trắng đã lên tiếng sẽ bảo vệ kinh tế nước này, gợi ý rằng họ sẽ can thiệp vào thị trường dầu để tránh giá xăng dầu tăng. Mỹ có nhiều động lực để can thiệp vào thị trường dầu do theo ước tính, mỗi lần giá xăng tăng 1 cent, người tiêu dùng Mỹ lại thiệt hại 1 tỷ USD.

Việc giá dầu sụt giảm cũng làm lan toả sắc đỏ sang nhóm nông sản, tiêu biểu là giá ngô và dầu đậu tương do là 2 mặt hàng được dùng để sản xuất ethanol và dầu diesel, 2 nhiên liệu sinh học quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng. Giá dầu đậu tương đóng cửa với mức giảm mạnh 2,87% về mức 59,6 cent/pound, trong khi giá ngô giảm 0,85% xuống mức 559 cent/giạ.

Giá lợn hơi cùng chiều giá nguyên liệu thô

Chú thích ảnh

Hiện nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Do đó nếu giá nguyên liệu đầu vào giảm xuống sẽ có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến TĂCN. Các sản phẩm như thịt, trứng, sữa sẽ hạ nhiệt và tới tay người tiêu dùng với giá cả phù hợp.

Sáng nay, giá lợn hơi trên cả nước hầu như ghi nhận mức giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Trong đó, thị trường miền Bắc giảm nhẹ về mức 45.000 đồng/kg ở nhiều tỉnh thành gồm Lào Cai, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định. Riêng Hà Nội, Hưng Yên thu mua khoảng 47.000 đồng/kg. Mức giá này cũng tương đương với các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong khi đó, giá lợn hơi cao nhất ở miền Nam là 49.000 đồng/kg ghi nhận cụ thể tại Bạc Liêu, Sóc Trăng. Các tỉnh có mức thấp hơn là là Long An, An Giang, Vĩnh Long với 45.000 đồng/kg.

Chiều ngày 4/11, liên quan về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan giao Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo dõi triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm trên địa bàn thành phố và tham mưu UBND TPHCM các giải pháp cụ thể về phòng, chống dịch bệnh.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Chứng khoán đỏ sàn sau phiên 'bùng nổ' thanh khoản
Chứng khoán đỏ sàn sau phiên 'bùng nổ' thanh khoản

Nếu như giữa phiên sáng 4/11, thị trường chứng khoán có thời điểm đạt mức 1.450 điểm nhờ nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng; nhưng cuối phiên, do áp lực bán của nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tăng đã khiến VN-Index giảm 1,47 điểm (-0,10%), xuống 1.442,83 điểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN