Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giảm xuống dưới 15 USD/thùng đầu phiên sáng 20/4

Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường châu Á trong phiên sáng 20/4 có lúc đã giảm xuống dưới 15 USD/thùng, mức thấp nhất trong hơn 2 thập niên qua.

Chú thích ảnh
 Một cơ sở lọc dầu ở thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN

Cụ thể, giá dầu WTI tại thị trường châu Á vào đầu phiên sáng 20/4 đã giảm hơn 19% xuống còn 14,73 USD/thùng trước khi tăng lên 15,78 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 4,1% xuống 26,93 USD/thùng, trước khi tăng lên 28,11 USD/thùng.

Các thị trường dầu mỏ đã sụt giảm trong những tuần gần đây khi nhiều nước áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi Saudi Arabia khởi động cuộc chiến giá dầu với Nga sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, không thống nhất về thỏa thuận tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Mặc dù OPEC+ sau đó đã đạt được thỏa thuận trên song giá dầu tiếp tục giảm mạnh và các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ không đủ để bù đắp cho nhu cầu “vàng đen” giảm mạnh do dịch COVID-19 gây ra.

Giá dầu WTI chịu nhiều ảnh hưởng khi bước vào phiên giao dịch sáng 20/4 và các nhà phân tích cho hay hiện có những lo ngại về công suất của các kho chứa dầu chính ở Mỹ. Ông Michael McCarthy, chiến lược gia trưởng thị trường của CMC Market, cho biết giá dầu WTI giảm cho thấy tình hình dư thừa dầu ở kho chứa tại Cushing, Oklahoma (Mỹ).

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết lượng dầu thô dự trữ của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng 19,25 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 10/4, càng làm tăng những quan ngại về tình trạng dư cung cầu trên thị trường dầu thế giới.

Anh Quân/TTXVN (Theo AFP)
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng lên 51,14 USD/thùng
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng lên 51,14 USD/thùng

Trong phiên giao dịch ngày 15/1 tại thị trường châu Á, giá dầu tăng khoảng 1% nhờ hoạt động cắt giảm sản lượng của các nước, dẫn đầu là Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga, mặc dù triển vọng kinh tế ảm đạm có thể sẽ tạo sức ép lên đà tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN