Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,4% lên 27.509,46 điểm. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,3% xuống 21.672,07 điểm, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,7% xuống 3.263,41 điểm.
Chứng khoán Sydney, Seoul, Singapore, Wellington, Đài Bắc, Manila, Bangkok và Jakarta cũng đều tăng.
Chứng khoán Mumbai đã ghi nhận mức tăng dù cho tỷ phú Gautam Adani lại gặp phải một cú sốc khác, khiến định giá của tập đoàn mang tên ông “bốc hơi’ hơn 100 tỷ USD kể từ khi xuất hiện một báo cáo cáo buộc tập đoàn Abani "thao túng chứng khoán và gian lận kế toán".
Báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của các “gã khổng lồ” phố Wall như Apple, Amazon và Alphabet, có tổng giá trị gần 5.000 tỷ USD, cho thấy chi phí cho vay cao hơn và lạm phát gia tăng đang gây sức ép cho nhu cầu người tiêu dùng.
Ngoài ra, các nhà giao dịch lo ngại hoạt động mua vào đã bị quá đà và còn nhiều khó khăn nữa trên con đường phát triển của nền kinh tế.
Những quan ngại đó đã làm lu mờ sự lạc quan về việc Trung Quốc mở cửa trở lại và phục hồi sau gần ba năm áp dụng chính "Zero COVID", vốn làm cản trở hoạt động kinh doanh, đồng thời lấn át tâm trạng tích cực sau khi Fed cho biết đã đạt được tiến bộ trong việc hạ nhiệt lạm phát từ mức cao nhất trong nhiều thập niên, thúc đẩy hy vọng ngân hàng này sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.
Mọi sự chú ý đang hướng đến báo cáo việc làm của Mỹ, công bố vào cuối ngày 3/2 theo giờ địa phương. Báo cáo này sẽ cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Stephen Innes, đối tác quản lý tại công ty quản lý tài sản SPI Asset Management, có trụ sở tại Thụy Sỹ, cho hay miễn là báo cáo việc làm của Mỹ không quá bi quan, gây ra phản ứng dữ dội, điều đó có thể vẫn giúp giữ chân các nhà đầu tư/giao dịch trong năm nay.
Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index giảm 0,44 điểm xuống 1.077,15 điểm; toàn sàn có 185 mã tăng, 216 mã giảm và 69 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,03 điểm xuống 215,28 điểm; toàn sàn có 79 mã tăng, 82 mã giảm và 56 mã đứng giá.