Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,1% xuống 28.930,11 điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,1% xuống 3.503,49 điểm, còn chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 2,2% xuống 29.236,79 điểm.
Các thị trường chứng khoán Seoul, Wellington, Đài Bắc và Jakarta giảm hơn 1%. Hòa trong xu hướng đi xuống của thị trường châu Á, Sydney, Manila, Bangkok và Mumbai cũng chìm trong sắc đỏ. Trong khi đó, thị trường Singapore đi ngược xu thế khi tăng điểm.
Sau một năm tình trạng kinh tế trì trệ diễn ra trên khắp thế giới với niềm tin lạc quan về việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ giúp gia tăng hoạt động dự kiến khi việc phong tỏa được nới lỏng và cuộc sống trở lại bình thường. Niềm tin của giới đầu tư ngày càng tăng đối với kỳ vọng về khoản chi tiêu khổng lồ từ những người tiêu dùng bị dồn nén và một gói kích thích kinh tế lớn sắp xảy ra, sẽ làm vật giá tăng cao. Điều này sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải rút lại các chính sách tiền tệ cực kỳ dễ dàng, bao gồm cả lãi suất thấp kỷ lục, và là một trong những yếu tố chính dẫn tới chứng khoán tăng điểm.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm hướng đến mức đỉnh của một năm đạt được vào tuần trước đã làm chao đảo thị trường chứng khoán và đẩy Phố Wall vào một phiên mất điểm (3/3).
Chuyên gia Stephen Innes thuộc Axi cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải tạo ra một kịch bản thuyết phục hơn đối với các nhà đầu tư để giữ cho cơn sốt tăng lãi suất trong tầm kiểm soát trong tầm kiểm soát và tránh một cuộc khủng hoảng lớn.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch 4/3, chỉ số VN-Index giảm 18,43 điểm (1,55%) xuống 1.168,52 điểm, HNX-Index tăng 1,67 điểm (0,66%) lên 255,77 điểm.