Xung đột Israel - Hamas đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào thế khó

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẵn sàng đảm nhận vai trò hòa giải trong căng thẳng Israel - Hamas hiện nay.

Chú thích ảnh
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: dailysabah.com

Theo báo Izvestia (Nga) ngày 11/10, sau khi xung đột Israel - Hamas nổ ra, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã điện đàm với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine. Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có tham vọng trở thành nhà lãnh đạo thế giới Hồi giáo, luôn ủng hộ Palestine và chỉ trích gay gắt nhà nước Do Thái, nhưng cũng tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế với Israel.

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel có nhiều thăng trầm trong thập kỷ qua. Hai nước gần như cắt đứt quan hệ vào năm 2010 sau cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Israel vào một tàu chở hàng viện trợ cho dải Gaza. Năm 2018, Ankara đã triệu hồi đại sứ của mình ở Israel và trục xuất đại sứ Israel nhằm phản đối việc chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Chỉ đến mùa hè năm 2022, các bên mới khôi phục hoàn toàn quan hệ ngoại giao.

Andrey Ontikov, học giả và nhà nghiên cứu về Trung Đông, lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào một tình huống rất khó khăn. "Một mặt, nước này đang tìm cách đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới Hồi giáo và bảo vệ Palestine cũng như lợi ích của người dân trong nước. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã tăng cường hợp tác kinh tế với Israel và ở mức rất cao", nhà khoa học chính trị này giải thích.

Ông Ontikov nói thêm: "Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bị kẹt giữa hai ngọn lửa. Ankara có lập trường trung lập và rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng tình hình sẽ trở lại hiện trạng trước đây ở dải Gaza để có thể hỗ trợ một bên trên mặt trận ý thức hệ trong khi trên thực tế xây dựng mối quan hệ kinh tế với Israel".

Cùng ngày, Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã thảo luận các biện pháp nhằm giảm căng thẳng đang diễn ra ở Gaza với các nhà lãnh đạo của Jordan, Algeria và Saudi Arabia khi ông tiếp tục nỗ lực ngoại giao nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza.

Ông Erdoğan cũng cảnh báo rằng cần phải đề cao cảnh giác vì có nguy cơ xung đột lan rộng, đồng thời lưu ý mục tiêu của Ankara là chấm dứt căng thẳng trong khu vực mà không lan sang các nước khác và đạt được hòa bình thông qua đàm phán.

Trước đó, ông Erdoğan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đảm nhận vai trò hòa giải trong cuộc căng thẳng Israel - Hamas hiện nay.

Công Thuận/Báo Tin tức
Xung đột Hamas - Israel: Cộng đồng quốc tế nỗ lực ngăn chặn căng thẳng leo thang
Xung đột Hamas - Israel: Cộng đồng quốc tế nỗ lực ngăn chặn căng thẳng leo thang

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL), ông Ahmed Abul Gheit ngày 11/10 đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt tình trạng xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng hiện nay ở Dải Gaza, để tránh tình trạng xấu đi hơn nữa có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của toàn khu vực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN