WHO đề cao khả năng ứng phó của châu Âu trong phòng chống dịch COVID-19

Ngày 20/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết châu Âu có thể phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà không cần phải tiến hành phong tỏa toàn diện do chính phủ các nước trong thời gian gần đây có sự chuẩn bị ứng phó tốt hơn, cũng như kiến thức về biện pháp phòng chống dịch. 

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bordeaux, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu với báo giới, người phụ trách khu vực châu Âu thuộc WHO, Hans Kluge nêu rõ: "Với các biện pháp cơ bản trên quy mô quốc gia và các biện pháp bổ sung, chúng ta đang trong vị thế tốt hơn để dập tắt những ổ dịch bùng phát ở địa phương. Chúng ta có thể kiểm soát dịch bệnh và duy trì hoạt động của nền kinh tế và hệ thống giáo dục".

Ông Kluge cho biết số ca mắc COVID-19 tại châu Âu đã tăng mạnh trong hai tháng qua. Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của tháng 8, số ca mắc COVID-18 tại khu vực này đã cao hơn 40.000 ca so với tuần đầu tiên của tháng 6, thời điểm ghi nhận số ca nhiễm ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, ông Kluge cho rằng hiện nay, chính phủ các nước châu Âu có thể kiểm soát dịch bệnh theo một cách khác so với thời điểm dịch bệnh lần đầu tiên bùng phát.

Theo số liệu của WHO, châu Âu ghi nhận trung bình 26.000 ca nhiễm mới/ngày, trong đó bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng tăng. Tuy nhiên, ông Kluge nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc mở cửa lại trường học trong bối cảnh các nước dần trở lại bình thường. Theo ông, việc đóng cửa trường học gây hậu quả rất tiêu cực đối với trẻ em. 

WHO kêu gọi các nước tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, tiến hành chương trình xét nghiệm và truy vết toàn quốc, rửa tay sát khuẩn. Ngoài ra, các nước nên triển khai thêm các biện pháp phòng ngừa ở những địa phương xuất hiện ổ dịch. 

Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) và Công ty Công nghệ sinh học CureVac của Đức thông báo đã hoàn tất vòng đàm phán đầu tiên về cung ứng 225 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng cho các nước trong Liên minh châu Âu (EU). 

Ủy viên phụ trách về Y tế của EU Stella Kyriakides nêu rõ: "Hôm nay, chung tôi đã kết thúc những cuộc đàm phán với công ty CureVac của châu Âu nhằm tăng thêm những cơ hội tìm kiếm một loại vaccine ngừa COVID-19 hiệu quả". 

EU bắt đầu tiến hành đàm phán với CureVac về một hợp đồng nhằm đảm bảo được nguồn cung vaccine tiềm năng cho tất cả 27 nước thành viên nếu loại vaccine này chứng minh được sự an toàn và hiệu quả trong phòng chống COVID-19.

* Tại Nga, hãng thông tấn TASS dẫn lời nhà phát triển vaccine Sputnik-V cho biết loại vaccine này sẽ được tiêm phòng cho hơn 40.000 người.

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Trước đó trong ngày, Phó Thủ tướng Nga Marat Husnullin thông báo đã thực hiện tiêm chủng ngừa COVID-19. Ông Husnullin là quan chức chính phủ đầu tiên của Nga thực hiện tiêm vaccine Sputnik-V.

Hôm 11/8, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngăn ngừa bệnh COVID-19. Vaccine này do Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật mang tên Viện sĩ N.F. Gamaley trực thuộc Bộ Y tế Nga phát triển. Giới chức Nga khẳng định kết quả thử nghiệm đã cho thấy vaccine phát huy hiệu quả, có độ an toàn cao và khả năng miễn dịch kéo dài đến 2 năm. Việc bào chế loại vaccine này sẽ được thực hiện tại hai cơ sở ở Nga gồm Viện Gamaleya và Công ty Binnopharm.

Cho đến nay, ít nhất 20 quốc gia đã bày tỏ mong muốn đặt mua loại vaccine này của Nga.

Minh Châu  (TTXVN)
Số ca mắc COVID-19 tăng vọt tại các nước châu Âu 
Số ca mắc COVID-19 tăng vọt tại các nước châu Âu 

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, sự gia tăng các ca lây nhiễm virus SARS-Cov-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gần đây đã khiến chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ban bố thêm các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN