Ngoài ra, các bên bảo trợ của thỏa thuận sẽ hoàn tất bản đồ các khu vực ranh giới theo điều khoản quy định các vùng giảm căng thẳng trước ngày 4/6 tới, và thỏa thuận này sẽ tự động gia hạn khi ba nước đồng bảo trợ là Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhất trí.
Cảnh đổ nát sau các cuộc không kích tại Ghouta ngoại ô phía Đông thủ đô Damascus ngày 4/4. Ảnh: AFP/TTXVN |
Các nước bảo trợ cũng cam kết sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để tiếp tục cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), Mặt trận Nusra và các nhóm khủng bố khác bên trong và ngoài các vùng giảm căng thẳng.
Các vùng giảm căng thẳng lớn nhất mà ba nước đồng thuận bao gồm tỉnh Idlib và các khu vực tiếp giáp của tỉnh Hama, Aleppo và Latakia. Ba vùng khác nằm ở miền Bắc tỉnh Homs, khu vực Đông Ghouta- phía Đông thủ đô Damascus và dọc biên giới Jordan ở miền Nam Syria.
Thỏa thuận này vấp phải sự phản đối của các nhóm đối lập chính trị và có vũ trang tại Syria, cho rằng Nga đã không sẵn sàng và không thể hối thúc Tổng thống Bashar al-Assad và các lực lượng do Iran hậu thuẫn tôn trọng các lệnh ngừng bắn trước đây.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, các cuộc giao tranh đã có phần giảm bớt sau khi thỏa thuận trên có hiệu lực.