Vụ tiết lộ tin mật: Giới tính bất ổn và lời xin lỗi của Bradley Manning

Trong buổi tranh tụng hôm thứ ba, 13/8, tòa án quân sự Mỹ đã nhận được lời xin lỗi của Bradley Manning, nghe câu chuyện kể về thời ấu thơ đầy bất ổn của binh nhì này, cùng với đó là lời giải thích của chuyên gia về bất ổn giới tính dẫn đến việc Manning tiết lộ hàng trăm ngàn trang tài liệu mật của tình báo Mỹ.

“Thưa quý ngài, trước hết, tôi muốn bắt đầu bằng một lời xin lỗi”, Manning cất tiếng sau khi hoàn thành thủ tục tuyên thề trước tòa. “Tôi xin lỗi vì hành động của mình đã làm tổn thương nước Mỹ, người dân Mỹ”.

Binh nhì Bradley Manning trong lần xuất hiện trước một tòa án quân sự. Ảnh: AP


Theo Manning, tại thời điểm quyết định công bố thông tin mật, binh sĩ này phải đối mặt với nhiều vấn đề, tuy nhiên, anh này cũng cho rằng đó không thể là lời bao biện cho hành động làm lộ tin tức tình báo.

Tại tòa, Manning cho biết bản thân nhìn thấy “những hệ quả không mong muốn”, nhưng khi quyết định thì anh ta “tin rằng mình đang giúp đỡ chứ không phải làm hại mọi người”. Với thông tin được công bố, Manning nghĩ rằng sẽ “thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn”.

Xuất hiện trước tòa, Casey Major, chị gái Manning, kể về thời niên thiếu đầy cay đắng của hai chị em, với cả bố và mẹ mắc chứng nghiện rượu, phó mặc con cái sống hoang dại. Họ có thể uống rượu từ sáng đến trưa, thậm chí là say bí tỉ trước khi lên giường đi ngủ.

Tiếp đó, đại úy hải quân David Moulton, một chuyên gia tâm tâm thần giải thích rằng, bất ổn về giới tính cùng với tình trạng stress mức độ cao của Manning là nguyên nhân chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc binh nhì này tiết lộ thông tin tới mạng WikiLeaks. “Theo tôi, anh ta đã bị mê hoặc bởi ý tưởng rằng, những điều mà anh ta thấy là bất công, rằng mình cần phải có trách nhiệm làm cho mọi việc ngay thẳng”. Moulton cho biết, Manning nhận thức rõ lời thề của một quân nhân, nhưng lời thề này lại mâu thuẫn với lý tưởng của chính anh ta. “Manning có ảo tưởng rằng, thông tin tiết lộ sẽ thực sự làm thay đổi cách nhìn của thế giới về cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, kể cả các cuộc chiến sẽ nổ ra”.

Theo Moulton, Manning mắc chứng bệnh lo lắng về giới tính, mà sau đó được xác định là xáo trộn giới tính, cùng với đó là chứng tự cuồng tín bản thân. Những vấn đề về gia đình, khó khăn tại nơi đóng quân, không có khả năng làm chủ giới tính đã làm trầm trọng thêm những bất ổn ở Manning, đưa binh nhì này đến với những ý tưởng lớn lao và sự ngạo mạn - vốn sẽ tăng cao trong quãng thời gian căng thẳng và từ đó gây ra “những bất ổn tâm lý trầm trọng”.

Các luật sư của Manning cũng thừa nhận rằng, thân chủ của mình có mắc các dấu hiệu suy giảm sức khỏa tinh thần. Họ biện luận, với tình trạng đó, chỉ huy của Manning không nên đưa anh này đến khu vực có chiến sự để từ đó có điều kiện tiếp cận với các nguồn tin mật. Họ đã mời Michael Worsley, chuyên gia tâm lý học từng trị bệnh cho Manning trong quãng thời gian từ tháng 12/2009 - 5/2010, lên làm chứng.

Theo lời Worsley, Manning mắc chứng rối loạn giới tính, lại bị đặt vào một môi trường “kích động nữ tính cường độ cao”, không có sự hỗ trợ đáng kể nào giúp giải quyết những áp lực mà anh này phải đối mặt, kể cả vấn đề giới tính. Worsley kể rằng, qua người giám hộ là trung sĩ Paul Adkins, anh đã được tiếp xúc với một tấm hình mà Manning ăn vận hệt cô bạn gái ruột Brianna – với mái tóc giả vàng óng, trong một bộ dạng “thoải mái hơn nhiều so với thường ngày”.


Binh nhì Manning, một nhà phân tích tình báo thuộc lục quân Mỹ, bị bắt tại Iraq hồi tháng 5/2010. Vụ lộ thông tin do Manning gây ra từng gây chấn động cả thể giới, với 470.000 báo cáo chiến trường về Iraq và Afghanistan và 250.000 tài liệu mật của bộ ngoại giao giữa Washington và các đại sứ quán khắp thế giới.

Tháng trước, Manning đã bị cáo buộc với 5 tội danh, trong đó có tội làm gián điệp, gian lận máy tính, đánh cắp thông tin, gây ra vụ làm lộ thông tin được xem là lớn nhất trong lịch sử cộng đồng tình báo Mỹ.


HT (ABCNews)

Báo Nga: Cần trao giải Nobel cho Manning và Snowden
Báo Nga: Cần trao giải Nobel cho Manning và Snowden

Tên tuổi hai nhân vật “phát giác” lớn nhất về các hoạt động của ngành ngoại giao và tình báo Mỹ - Bradley Manning và Edward Snowden lại một lần nữa được báo giới đề cập tới. Manning được xem là có cơ hội trở thành người đầu tiên được trao giải Nobel khi đang thụ án tù ở Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN