Ngày 15/8, các luật sư của người sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange, đã đệ đơn kiện Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cùng cựu Giám đốc Mike Pompeo, cáo buộc cơ quan này đã ghi âm các cuộc nói chuyện và sao chép dữ liệu từ điện thoại cũng như máy tính của họ.
Ngày 21/6, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cho biết cuộc gặp sắp tới giữa ông và người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Washington sẽ tập trung vào hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng lạm phát và việc dẫn độ người sáng lập Wikileaks, Julian Assange.
Ngày 17/6, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel đã thông qua việc dẫn độ người sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange đến Mỹ - nơi ông bị truy nã với 18 tội danh, bao gồm cả vi phạm luật gián điệp.
Ngày 20/4, một tòa án của Anh đã ra phán quyết chính thức dẫn độ người sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange, sang Mỹ để hầu tòa với cáo buộc tiết lộ các hồ sơ mật liên quan đến các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Ngày 14/3, Tòa án Tối cao Anh đã bác yêu cầu cho ông Julian Assange, người sáng lập và là giám đốc của WikiLeaks, được kháng cáo liên quan tới quyết định dẫn độ ông sang Mỹ, nơi ông có thể đối mặt với an tù chung thân.
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange ngày 24/1 có cơ hội kháng cáo lên Tòa án Tối cao Anh về phán quyết dẫn độ ông sang Mỹ để xét xử 18 cáo buộc hình sự, trong đó gồm cả tội danh vi phạm luật gián điệp.
Đoàn luật sư của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã bắt đầu kháng cáo lên Tòa án Tối cao Vương quốc Anh về phán quyết trước đó của Tòa án Công lý cấp cao London có thể dẫn tới việc ông này bị dẫn độ tới Mỹ.
Ngày 10/12, Mỹ đã kháng cáo thành công phán quyết của Tòa án Tối cao London (Anh), qua đó có thể dẫn độ nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange về Mỹ để đối mặt với các cáo buộc vi phạm luật gián điệp và âm mưu xâm nhập hệ thống máy tính của Chính phủ Mỹ.
Người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, đã được chấp thuận làm đám cưới với người bạn đời của mình trong nhà tù ở Anh.
Tòa án Anh ngày 6/1 đã bác đơn xin bảo lãnh tại ngoại của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange.
Tổng thống Mexico Manuel Lopez Obrador đã đề nghị cấp quyền tị nạn cho nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange, chỉ vài giờ sau khi một thẩm phán Anh bác yêu cầu dẫn độ ông này về Mỹ.
Các công tố viên Mỹ tuyên bố sẽ kháng cáo phán quyết của một thẩm phán Anh ngày 4/1 bác yêu cầu dẫn độ nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange sang Mỹ.
Một Tòa án Hình sự Anh ngày 4/1 bác đề nghị của Mỹ dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange.
Ngày 30/12, Chính phủ Đức bày tỏ lo ngại về việc dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange, đồng thời kêu gọi giới chức các nước liên quan cân nhắc tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của ông này.
Phiên tòa tại Anh để quyết định về việc dẫn độ người sáng lập trang mạng WikiLeaks, Julian Assange, sang Mỹ đã phải hoãn lại ngày 10/9 sau khi một trong các luật sư đại diện cho phía Mỹ có các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ngày 7/9, Tòa án Hình sự Trung ương của Anh ở thủ đô London nối lại phiên xử để quyết định về việc dẫn độ người sáng lập trang mạng WikiLeaks, Julian Assange, sang Mỹ để đối diện với cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước liên quan các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq.
Ngày 24/6, Bộ Tư pháp Mỹ đã củng cố vụ kiện của mình chống lại nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, Julian Assange, với việc tung thêm bằng chứng trong bản cáo trạng mới, chứng minh ông Assange đã tuyển dụng tin tặc và âm mưu thực hiện hoạt động xâm nhập máy tính.
Ngày 27/4, một thẩm phán Anh thông báo giai đoạn 2 của phiên tòa xem xét dẫn độ nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, Julian Assange sang Mỹ sẽ không diễn ra như kế hoạch vào tháng sau, đồng thời nêu rõ biện pháp phong tỏa liên quan tới dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến luật sư không thể có mặt tại phiên tòa.
Ngày 24/2, nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange đã xuất hiện tại tòa án Woolwich Crown ở thủ đô London, Anh.
Ngày 21/2, luật sư của nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, Julian Assange cho biết ông này có thể sẽ tìm cách xin tị nạn tại Pháp.