Theo RKI, kể từ cuối tháng 8, số ca mắc bệnh mới ở Đức đã tăng lên 10 người. Người phát ngôn của cơ quan y tế này cho biết ít nhất 8 người trong số đó đã được chứng minh là nhiễm virus tại Đức. Ít nhất 4 bang đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lây lan - bao gồm thủ đô Berlin, các bang phía đông Sachsen và Sachsen-Anhalt, cũng như North Rhine-Westphalia ở phía tây đất nước.
Dù ca mắc bệnh sốt Tây sông Nile đã tăng gấp đôi so với năm 2021, song con số này vẫn thấp hơn năm 2020, năm ghi nhận tổng cộng 30 ca nhiễm mới. Các ca nhiễm ở Đức chưa từng đi du lịch nước ngoài lần đầu được phát hiện vào năm 2019.
RKI cũng cho biết giới chức đã ghi nhận virus lan truyền giữa chim và muỗi ở Đức vào năm 2018. Hiện giới chuyên gia tin rằng mầm bệnh có thể ngủ đông trong cơ thể muỗi.
Những ca bệnh thường không có triệu chứng, do đó hầu hết các trường hợp đều không được báo cáo, Cứ 5 người mắc bệnh, sẽ có một người phát triển các triệu chứng giống như cúm, bao gồm đau đầu, sốt, nôn mửa hoặc phát ban.
Cứ 100 người mắc bệnh, thì có một người có thể phát triển các triệu chứng nặng vì bệnh có thể gây viêm não, chẳng hạn như viêm não hoặc viêm màng não, và có nguy cư dẫn đến co giật. Khả năng tử vong của những bệnh nhân nặng là khoảng 10%. Quá trình phục hồi có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Người lớn tuổi và những người bị bệnh mãn tính được coi là những người có nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Cơ quan Y tế EU (ECDC), giới chức đã ghi nhận tổng cộng 950 ca sốt Tây sông Nile trong toàn khối vào năm nay, với 82 trường hợp tử vong. Các nước Nam Âu dường như bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Riêng Italy đã ghi nhận hơn 570 ca và Hy Lạp ghi nhận 280 ca.