Ứng dụng trực tuyến trở thành 'phao cứu sinh' cho người Sudan mắc kẹt giữa giao tranh

Trong bối cảnh giao tranh leo thang tại Sudan, các nhóm cộng đồng, website và ứng dụng trực tuyến đã khẩn trưởng hành động để kết nối, giúp công dân tiếp cận các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu.

Chú thích ảnh
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum, Sudan ngày 19/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại miền Trung Saudi Arabia, nhà phát triển web Freed Adel đã biến website cá nhân của mình thành một nền tảng chung để mọi người có thể yêu cầu hoặc đề nghị hỗ trợ dựa trên vị trí của họ.

Theo Freed chia sẻ, vào thời điểm xung đột nổ ra, người dân mắc kẹt tại Sudan không biết phải làm gì và họ bắt đầu lên mạng xã hội cầu xin giúp đỡ. Chính điều đó đã khiến Freed nhen nhóm ý tưởng mở ra một nền tảng chung để mọi người có thể truy cập.

Để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung, bác sĩ Makram Waleed 25 tuổi sống tại thủ đô Khartoum đã xây dựng một cộng đồng WhatsApp gồm 1.200 thành viên. Tại đây, người dân có thể chia sẻ thông tin về nơi tìm hàng hóa thiết yếu.

Waleed cho biết mặt hàng có nhu cầu cao nhất là nước uống sạch, tiếp theo là thuốc điều trị các bệnh mãn tính. “Trong mỗi cộng đồng, chúng tôi chia làm các nhóm khác nhau theo khu vực sống. Chúng tôi không có tiền hoặc hỗ trợ tài chính, nhưng chúng tôi đang cố gắng tạo ra kết nối giữa mọi người”, bác sĩ Waleed cho biết.

Trên mạng xã hội, liên tục xuất hiện các bài đăng cung cấp thông tin về các hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa vẫn mở cửa và có thể bán các mặt hàng thiết yếu cho những người bị mắc kẹt. Những người khác đăng số điện thoại hoặc địa chỉ nhà của họ, ngỏ ý tiếp nhận bất kỳ ai bị mắc kẹt bên ngoài giữa làn súng đạn.

Tại những quốc gia xa xôi như Canada, Ahmed Mujtaba đang sử dụng ứng dụng sức khỏe Doctorbase của mình để giúp đỡ người dân Sudan từ xa. Hầu hết các bệnh viện ở Khartoum đã bị đóng cửa trong bối cảnh bạo lực nổ ra. Một số bệnh viện còn mở hạn chế về dịch vụ cung cấp.

Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, hàng chục bác sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã đăng ký ứng dụng của Mujbaba để tư vấn cho những bệnh nhân cần trợ giúp y tế khẩn cấp.

Nhưng Mujtaba nói rằng tình hình ở Khartoum ngày càng trở nên nghiêm trọng trong những ngày gần đây và ứng dụng cũng có nhiều mặt hạn chế.

“Tôi không thể tiết lộ các trường hợp cụ thể, nhưng thật không may, hai ngày qua chúng tôi đã gặp một số trường hợp khẩn cấp. Họ không thể điều trị khỏi qua tư vấn điện thoại mà họ thực sự cần phải đến bệnh viện. Chúng tôi đã thông báo điều đó cho mọi người biết càng sớm càng tốt để họ có thể tìm cách điều trị”.

Giao tranh nổ ra vào ngày 15/4 đã giết chết hàng trăm thường dân và gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Gần 12 triệu trong tổng số 46 triệu dân của Sudan sống ở khu vực thủ đô, nơi tập trung hầu hết các cuộc giao tranh. Hàng triệu người đã bị mắc kẹt trong chính nhà mình kể từ khi xung đột bất ngờ nổ ra giữa các lực lượng trung thành với hai vị tướng hàng đầu của đất nước. Cuộc sống của người dân đã rơi vào thế bế tắc khi chiến sự đã lan đến các khu dân cư đông đúc.

Theo Liên hợp quốc, gần 16 triệu người, tương đương 1/3 dân số của đất nước, đang cần viện trợ nhân đạo, trong đó có khoảng 11,7 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo Reuters)
Pháp đóng cửa Đại sứ quán tại Sudan sau khi bị tấn công
Pháp đóng cửa Đại sứ quán tại Sudan sau khi bị tấn công

Một ngày sau khi bị tấn công, Pháp quyết định đóng cửa đại sứ quán ở Sudan cho đến khi có thông báo mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN