Cô Yue Li sống tại một thành phố cảng miền Nam tỉnh Quảng Châu. Cô đã sinh con trai năm 2018 nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký giấy tờ pháp lý. Cô đã chia tay bạn trai trước khi sinh con.
Sau đó, Yue Li phát hiện phương pháp tiếp cận phụ cấp sinh sản và đăng ký hộ khẩu khá dễ dàng dành cho con. Từ đây cô Yue Li đăng bài hướng dẫn từng bước một liên quan đến việc đăng ký pháp lý dành cho gia đình không theo cấu trúc truyền thống lên WeChat.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã chấm dứt chính sách một con từ năm 2016 cũng như các quy định cần thiết về chứng nhận kết hôn với hộ khẩu nhưng việc áp dụng lại có nhiều khác biệt ở 31 tỉnh thành của Trung Quốc.
Tỉnh Quảng Đông nơi Yue Li sinh sống đã quyết định loại bỏ hình phạt “vi phạm luật kế hoạch hóa gia đình” đối với những phụ nữ chưa kết hôn nhưng sinh con.
Cô Yue Li chia sẻ trên WeChat: “Chính việc nới lỏng chính sách đã khiến tôi có thêm dũng cảm để có con. Trước đó một năm, hình phạt có thể lên tới hàng chục và hàng nghìn nhân dân tệ”.
Thay đổi tại Trung Quốc diễn ra khi chính phủ nước này muốn khuyến khích tăng tỷ lệ sinh. Năm 2018, số trẻ mới sinh tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 thập niên. Điều này cho thấy việc ngừng chính sách một con không gây tác động nhiều đối với tình trạng tỷ lệ sinh thấp.
Luật kế hoạch hóa gia đình tại Trung Quốc chủ trương đặt gia đình truyền thống là hạt nhân của xã hội và không tạo nhiều điều kiện cho bậc cha mẹ đơn thân hoặc đồng giới. Luật tại Trung Quốc không phạt trực tiếp phụ nữ sinh con ngoài hôn thú, nhưng việc không có tên người cha trên giấy tờ pháp lý lại gây khó khăn.
Không có thông tin thống kê chính xác về số bà mẹ đơn thân tại Trung Quốc nhưng một kênh truyền thông tại Thượng Hải ước tính có hơn 1 triệu người sinh con ngoài hôn thú, dựa trên thống kê năm 2010.
Cái nhìn đối với cha mẹ đơn thân đã thay đổi tại Trung Quốc. Trong nghiên cứu công bố năm 2016, với 2.800 người Trung Quốc tham gia, kết quả thu được là hơn 86% người được hỏi cho biết việc phụ nữ độc thân có con là chấp nhận được và 75% cũng đồng ý với việc cặp đôi đồng tính nữ có thể có con.
Tuy nhiên, một phụ nữ tên Zou Xiaoqi từng vướng vào cuộc chiến tòa án kéo dài 2 năm với Trung tâm Quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội Thượng Hải khi bị từ chối bồi thường viện phí sinh sản. Cô Zou Xiaoqi không thể công bố tài liệu giấy tờ kết hôn.
Hãng tin Bloomber (Mỹ) dẫn lời luật sư của Zou Xiaoqi cho biết: “Đối với chúng tôi, vụ kiện này không liên quan đến thắng thua. Điều quan trọng là nâng cao nhận thức xã hội đối với những phụ nữ bị từ chối quyền lợi về luật pháp chỉ bởi vì họ sinh con mà không có giấy tờ kết hôn”.
Tại Trung Quốc, người lao động thường đóng tiền vào quỹ của chính phủ chịu trách nhiệm với bảo hiểm sinh sản của nữ giới nhưng có sự khác biệt giữa các thành phố và tỉnh.
Bà Huang Xihua, Phó bí thư thành ủy Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông nhận định: “Khi quốc gia ngày càng hiện đại hóa, việc tăng tỷ lệ sinh không hề đơn giản: giảm chi phí sinh sản là cần thiết, nhưng không đủ. Điều cần thiết là tạo độc lập hơn cho phụ nữ, thay đổi hệ thống phụ quyền truyền thống và ghi nhận quyền hợp pháp của những đứa trẻ sinh ra ngoài hôn thú”.