“Dấu chân Phật Đà” được chế tác từ hai khối đá xanh tự nhiên nguyên khối, mỗi khối dài 10 m, rộng 3,6 m, cao 1 m, nặng tổng cộng hơn 100 tấn. Trên bề mặt là các hoa văn chạm khắc tinh xảo như pháp luân, hoa sen, biểu trưng cho ba nền tảng tu tập Giới – Định – Tuệ.
Đại diện chùa Tam Chúc cho biết, đây là biểu tượng “Phật tích”, nhằm tôn vinh sự giác ngộ của Đức Phật và lan tỏa giá trị từ bi, trí tuệ đến cộng đồng. Công trình không chỉ có giá trị nghệ thuật, mà còn là điểm nhấn trong không gian tâm linh của đại lễ Vesak 2025.
Nhiều phật tử đã dừng lại lâu bên “Dấu chân Phật Đà”, lặng lẽ cầu nguyện, cảm nhận sự an lành giữa khung cảnh thiêng liêng. Cùng với Xá lợi Phật được cung rước trang nghiêm, nơi đây trở thành điểm hành hương đặc biệt trong mùa Phật đản 2025.
Hình ảnh người dân cầu nguyện bên "Dấu chân Phật Đà":
Toàn cảnh “Dấu chân Phật Đà” được đặt trang trọng trong khuôn viên chùa Tam Chúc.
Hình tượng bàn chân Đức Phật được chế tác từ hai khối đá xanh nguyên khối, nặng hơn 100 tấn.
Các nhà sư hành lễ tụng kinh bên cạnh “Dấu chân Phật Đà”.
Các hoa văn trên dấu chân như pháp luân, hoa sen, biểu trưng cho Giới – Định – Tuệ.
Trên bề mặt dấu chân là hoa văn pháp luân, hoa sen... được chạm khắc tinh xảo.
Cận cảnh hoa văn pháp luân, tượng trưng cho bánh xe pháp luân chuyển hóa khổ đau.
Các phật tử cúi lạy trang nghiêm trước “Dấu chân Phật Đà”, cầu nguyện an lạc và bình an.
Nhiều đoàn phật tử từ các tỉnh thành đã về Tam Chúc chiêm bái dấu chân Phật.
“Dấu chân Phật Đà”, nơi hội tụ tín tâm của hàng nghìn phật tử trong mùa Vesak 2025.
“Dấu chân Phật Đà” trở thành điểm nhấn tâm linh trong dịp Đại lễ Phật đản Vesak 2025.