Truyền thông thế giới đổ về Crimea đưa tin trưng cầu dân ý

Người đứng đầu trung tâm báo chí ở Crimea (Crưm) Margarita Bereznaia ngày 14/3 thông báo để đưa tin về cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 sắp tới, đại diện của hơn 100 phương tiện truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về khu tự trị của Ukraine này.

Theo bà Bereznaia, họ là các phóng viên đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Mỹ và Anh. Bà cho biết “nhiều người trong số họ chờ đợi rằng họ sẽ đến 'một điểm nóng' song khi nhìn thấy bầu không khí hòa bình và những gương mặt vui vẻ của mọi người, không phải là họ thất vọng, mà nói một cách nhẹ đi, là có phần lúng túng".

Tuy nhiên, theo bà Bereznaia, đại diện của các phương tiện truyền thông Ukraine đến từ Kiev cố gắng tỏ thái độ và làm căng thẳng hơn tình hình bằng những bài viết của mình.

Người ủng hộ Nga dỡ cờ Ukraine tại tòa nhà chính quyền ở Donetsk, miền đông nước này.


* Ngoại trưởng Mỹ tới Anh thảo luận về Ukraine


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 14/3 đã tới London trong một sứ mệnh khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy cơ Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới về việc vùng lãnh thổ này tách khỏi Ukraine.

Trong bối cảnh thời gian sắp tới ngày trưng cầu dân ý ở Crimea, Ngoại trưởng Kerry dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov để tìm cách ngăn chặn việc sáp nhập bán đảo này vào Nga.


Ngay trước khi rời Mỹ, ông Kerry đã thừa nhận rằng gần như không thể ngăn cản cuộc trưng cầu dân ý do các nhà lãnh đạo Crimea tổ chức, đồng thời cảnh báo rằng cộng đồng sắc tộc gốc Nga chiếm đa số sẽ bỏ phiếu ủng hộ việc xích lại gần Moskva.


TN
Nếu cử tri Crimea nói 'có' với Nga?
Nếu cử tri Crimea nói 'có' với Nga?

Trong khi thời điểm Crimea tiến hành trưng cầu ý dân về việc sáp nhập nước cộng hòa tự trị này vào Nga đang đến gần, thì Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa có phương án ứng xử ra sao nếu các cử tri Crimea nói: "có" với Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN