Trung Quốc lập 'đại công ty' sản xuất đất hiếm

Một số đơn vị sản xuất đất hiếm của Trung Quốc sẽ được tái cấu trúc và sáp nhập thành một “đại công ty” thuộc sở hữu nhà nước, với gần 70% thị phần hạn ngạch sản xuất trong nước.

Chú thích ảnh
Khai thác đất hiếm tại Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Kênh RT (Nga) đánh giá Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách mở rộng kiểm soát từ việc sản xuất các kim loại để tạo sản phẩm công nghệ cao, đến toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả xuất khẩu.

Bắc Kinh có kế hoạch tăng tốc phát triển các nguồn tài nguyên và công nghệ xử lý, đồng thời củng cố kiểm soát lĩnh vực khai thác mỏ. Động thái này diễn ra ở thời điểm Mỹ phối hợp với Australia tìm cách tạo ra một chuỗi cung ứng thay thế cho đất hiếm.

Công ty quốc doanh CMC, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc và chính quyền thành phố Ganzhou thuộc tỉnh Giang Tây, nơi có nhiều mỏ đất hiếm, đang "lên kế hoạch chiến lược tái tổ chức các công ty con đất hiếm tương ứng của họ.

Tổng thư ký Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc- ông Peng Huagang trong tháng 10 cho biết Bắc Kinh sẽ "thúc đẩy việc tái cơ cấu đất hiếm để tạo ra một công ty đẳng cấp thế giới".

Thị phần của “đại công ty” trong hạn ngạch sản xuất đất hiếm vừa và nặng ở Trung Quốc sẽ là gần 70% và gần 40% tổng sản lượng đất hiếm, bao gồm cả đất hiếm nhẹ.

Được mệnh danh là "vàng công nghiệp", đất hiếm gồm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng trong mọi thứ, từ điện tử tiêu dùng công nghệ cao đến thiết bị quân sự. Nhu cầu về đất hiếm hiện đang tăng lên do sự phát triển toàn cầu sản xuất xe điện. Từ lâu, đất hiếm đã trở thành trung tâm của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất và công nghệ xử lý đất hiếm. Trung Quốc chiếm 58% sản lượng đất hiếm trên toàn thế giới vào năm 2020, giảm so với mức khoảng 90% cách đây 4 năm bởi Mỹ và Australia trong thời gian qua đã dần đẩy mạnh sản xuất.

Hà Linh/Báo Tin tức
Tình thế lưỡng nan của EU khi phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc
Tình thế lưỡng nan của EU khi phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc

Pin năng lượng mặt trời, turbine gió, pin ô tô điện – đó chỉ là một vài sản phẩm cần tới một hoặc một nhóm khoáng chất được biết đến với cái tên đất hiếm. Như một sự trùng lặp, đó cũng lại là những sản phẩm, lĩnh vực mà Liên minh châu Âu (EU) đang đặt cược cả tương lai của khối vào đó.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN