Trung Quốc định phá di sản UNESCO để khai thác đồng

Hai tập đoàn khai thác mỏ Trung Quốc là Metallurgical Group Corp (MCC) và Giang Tây đang có kế hoạch phá hủy một thành phố Phật giáo cổ kính ở Afghanistan được UNESCO công nhận để khai thác đồng.

Một bức tượng bị tàn phá tại Mes Aynak. Ảnh: CNBC

Theo kênh truyền hình CNBC của Mỹ, hai tập đoàn này đang tiến hành các bước chuẩn để khai thác đồng tại một mỏ đồng lộ thiên cách thủ đô Kabul 40 km về phía đông nam. Đây cũng là nơi có một thành phố Phật giáo cổ kính với tên gọi Mes Aynak ra đời cách đây 5.000 năm.

Trang web của Bộ Khai mỏ và Dầu khí Afghanistan xác nhận đây là mỏ đồng lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2007, dưới thời chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai, MCC đồng ý trả cho chính phủ Afghanistan 3 tỷ USD để thuê và khai thác khu vực Mes Aynak trong 30 năm. MCC dự tính sẽ thu lợi được hơn 100 tỷ USD từ việc khai thác đồng tại khu vực này.

Phát ngôn viên của Bộ Khai mỏ và Dầu khí Afghanistan cho biết dự án khai thác đồng tại đây sẽ chính thức đi vào hoạt động sau khi hoàn thành các nghiên cứu có tính khả thi.

Trong khi đó, các nhà khảo cổ đang tìm mọi biện pháp để bảo vệ những di tích lịch sử quý giá của khu vực này.

Javed Noorani, cựu thành viên của Tổ chức giám sát phi lợi nhuận Afghanistan bày tỏ: "Tôi rất tiếc nếu họ cho phép triển khai dự án này. Hành động này là một sự vi phạm luật khảo cổ học quốc tế”.

Bên cạnh những lo lắng về việc bảo tồn các di tích lịch sử quý giá, hàng trăm người dân của hơn 10 ngôi làng tại đây cũng đang lo lắng sẽ phải di dời để nhường chỗ cho công việc khai thác mỏ.

Các tình nguyện viên kêu gọi UNESCO bảo vệ Mes Aynack. Ảnh: NCBC

Việc phá hủy thành phố Phật giáo cổ kính Mes Aynak đang thu hút sự quan tâm của giới khảo cổ quốc tế vì Mes Aynak được xem là một di sản có giá trị được UNESCO công nhận. "Đây là một cảnh quan khảo cổ học xuất sắc và vô cùng phức tạp”, Tim Williams, một nhà khảo cổ học quốc tế nói.

TTXVN/Tin Tức
UNESCO thêm 4 địa danh vào danh sách di sản thế giới
UNESCO thêm 4 địa danh vào danh sách di sản thế giới

Hệ thống tưới tiêu cổ ở Iran, núi đá Huashan ở Trung Quốc, Đại học Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ và thành phố đá cổ Nan Madol ở Micronesia là 4 danh thắng mới được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào Danh sách Di sản Thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN