Trung Quốc di dời hơn 9.000 dân để tìm người ngoài hành tinh

Trung Quốc đã bắt đầu lên kế hoạch di dời nơi ở của 9.110 hộ dân ở vùng núi Quý Châu để mở rộng khu vực phục vụ quá trình xây dựng đài thiên văn lớn nhất thế giới.

Đài thiên văn khổng lồ có đường kính rộng 500 m.

Theo Tân Hoa Xã, với tham vọng tìm kiếm cuộc sống người ngoài hành tinh, dự án khoa học công nghệ khổng lồ này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu thu tín hiệu ở khoảng cách xa Trái Đất hàng chục tỷ năm ánh sáng, một bước tiến sẽ giúp con người tới gần hơn việc khám phá tìm hiểu thế giới ngoài Trái đất.

Ông Nan Rendong - trưởng đội nghiên cứu dự án xây dựng đài thiên văn FAST giải thích “Chiếc kính viễn vọng này hoạt động cơ chế như một chiếc tai ngoại cảm, có thể bắt được tín hiệu tin nhắn từ ‘tiếng ồn trắng’ - dạng tiếng ồn được tạo ra từ cách kết hợp tất cả các âm thanh cùng một lúc trong vũ trụ."

Tân Hoa Xã cho biết dự án xây dựng đài thiên văn “ngốn” 185 triệu USD này sẽ buộc hơn 9.000 người dân sinh sống trong bán kính 5 km phải di dời chỗ ở trước tháng 9 năm nay tại khu vực miền núi tỉnh Quý Châu. Mỗi người dân sẽ nhận được 12.000 NDT (tương đương 1.838 USD) tiền bồi thường. Một số gia đình dân tộc thiểu số gặp khó khăn sẽ được nhận thêm 10.000 NDT trợ cấp.

Li Yuecheng - một quan chức cấp cao tỉnh khẳng định dự án này “sẽ thiết lập nên một môi trường sóng điện từ trường âm thanh”. Việc xây dựng kính viễn vọng tại vùng núi hẻo lánh có tác dụng giảm tối thiểu sự ảnh hưởng từ nhiều tín hiệu sóng khác.

Kính thiên văn khổng lồ FAST có đường kính rộng gấp 30 lần so với một sân bóng đá thông thường được nhiều người kì vọng sẽ là công cụ hỗ trợ mới giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vũ trụ và tìm kiếm cuộc sống khác bên ngoài Trái Đất. Nếu như được hoàn thành, FAST sẽ trở thành đài quan sát lớn nhất thế giới, vượt qua kỷ lục hiện nay thuộc về kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico có đường kính rộng 305 m.

Hồng Hạnh
Ấn Độ phóng thành công kính thiên văn vũ trụ Astrosat
Ấn Độ phóng thành công kính thiên văn vũ trụ Astrosat

Ấn Độ đã phóng thành công kính không gian đầu tiên của nước này vào không gian ngày 28/9. Kính thiên văn Astrosat sẽ có quỹ đạo tương tự kính viễn vọng Hubble.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN