Nếu nhà lãnh đạo Nga đến Indonesia, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh toàn cầu lớn đầu tiên mà người đứng đầu Điện Kremlin tham dự cùng với các nhà lãnh đạo hàng đầu của phương Tây, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Joe Biden, kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng có kế hoạch tận dụng cuộc họp G20 cho các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine.
Nhưng đối với phương Tây, sự hiện diện của ông Putin có thể gây phản ứng. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Tổng thống Biden không có ý định “ngồi với ông Putin”. Điều này có nghĩa là cả hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ có thể trao đổi xã giao nhưng các cuộc đàm phán song phương sẽ không diễn ra.
Hơn nữa, phương Tây có thể không chấp nhận khi thảo luận về Ukraine mà không có các quan chức của nước này tham dự.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi "tẩy chay" Moskva khỏi G20 nhưng vì Ukraine không phải là thành viên, điều này có thể sẽ không có trọng lượng.
Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã bị các thành viên loại khỏi G8, biến khối này thành G7 hiện nay với các thành viên Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Pháp, Đức và Italy.
Nhưng Nga có nhiều bạn bè và đối tác trong G20, đặc biệt là các nước BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Do đó, ông Gotev nhận định Tổng thống Nga Putin khả năng sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 và có thể tin tưởng vào Tổng thống Widodo, người chủ trì hội nghị cuộc họp, hoặc vào Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên G20, để tìm cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đổi lấy việc chấm dứt xung đột.