Theo ông, baton là “lớp phòng thủ đầu tiên” cho cảnh sát, ngay cả khi lực lượng này đã được trang bị roi tre để giám sát giãn cách. Bởi khi một người có biểu hiện chống cự, có ý định phản kháng bạo lực, phản ứng đầu tiên của cảnh sát sẽ là nắm lấy súng, chưa bắn nhưng sẵn sàng hành động. Nó có thể ẩn chứa nguy cơ gây bạo lực không mong muốn nếu như cảnh sát hay đối tượng phạm tội phạm phải một sai lầm nhỏ với súng. Nhưng với baton cao su, cảnh sát có thể vụt vào tay, vào người, khống chế đối tượng có ý định chạy thoát hay.
Tổng thống Philippines thừa nhận roi tre vẫn sẽ được sử dụng trong thời điểm hiện nay. Khi chính phủ thu xếp được nguồn tài chính, cảnh sát sẽ được trang bị baton cao su. Đây là công cụ đủ mạnh, nhưng không đến mức gây gãy xương, sẽ được cảnh sát sử dụng trong phạm vi giới hạn nhất định, gắn với những bộ phận trên cơ thể được phép đánh để tránh gây thương tích hoặc dẫn tới phản kháng bạo lực.
Tuần trước, lực lượng đặc trách chống COVID-19 của Philippines cho biết, chính quyền sẽ huy động cảnh sát, mỗi người được trang bị một roi tre (yantok) dài 1m để giám sát việc thực hiện giãn cách xã hội ở những nơi công cộng. Roi này vừa được dùng làm thước đo khoảng cách, vừa để đánh phạt đối tượng vi phạm quy định.