Tin tốt lành dành cho Tổng thống Putin sau cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ

Sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực gây sức ép để các khách hàng mua năng lượng của Nga không chuyển sang thanh toán bằng đồng ruble nhằm hạn chế khả năng chống chịu của Moskva trước các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt.

Chú thích ảnh
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thanh toán một phần tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble. Ảnh: TASS

Tuy nhiên, sau hơn 4 giờ đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Sochi (Nga), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã xác nhận rằng nước này sẽ bắt đầu thanh toán một phần khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng ruble. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo còn nhất trí mở rộng hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngân hàng và công nghiệp.

Phát biểu với báo giới Thổ Nhĩ Kỳ trên chuyến bay từ Sochi về nước, ông Erdogan cho biết: "Một tin tốt lành về chuyến thăm Sochi lần này là chúng tôi đã nhất trí về đồng ruble với ông Putin".

Tuy nhiên, cả ông Erdogan và giới chức Moskva đều không nêu rõ tỷ lệ khí đốt sẽ được thanh toán bằng đồng ruble.

Việc không thanh toán tiền khí đốt bằng đồng USD sẽ giúp Thổ Nhĩ kỳ bảo đảm dự trữ ngoại tệ đang ngày càng hạn hẹp của mình. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 10 tỷ USD trong năm 2021 nhằm tăng giá trị của đồng lira nội địa. Tuy nhiên, đồng lira vẫn mất 55% giá trị so với USD và giá tiêu dùng đã tăng 80% trong 12 tháng qua.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách gây sức ép để các khách hàng mua năng lượng của Nga không chuyển sang thanh toán bằng đồng ruble nhằm hạn chế khả năng chống chịu của Moskva trước các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt. Việc thanh toán bằng đồng ruble có thể giúp Nga tránh các quy định về hạn chế giao dịch bằng USD mà Mỹ đang tìm cách áp đặt với các ngân hàng toàn cầu. Thổ Nhĩ Kỳ phản đối thực hiện các trừng phạt chống Nga, thay vào đó thúc đẩy các cuộc hòa đàm giữa Nga và Ukraine.

Bích Liên (TTXVN)
'Cuộc chiến' trường kỳ giữa Canada và Mỹ vẫn chưa có hồi kết
'Cuộc chiến' trường kỳ giữa Canada và Mỹ vẫn chưa có hồi kết

Bộ trưởng phụ trách Thương mại quốc tế của Canada, bà Mary Ng cho rằng các mức thuế mới mà Mỹ áp đặt với gỗ xẻ của Canada là “vô căn cứ”, “không chính đáng” và “không công bằng”, nhưng vẫn để ngỏ khả năng giải quyết tranh chấp đã kéo dài hàng chục năm này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN