Tìm thấy chủng vi khuẩn 5.000 tuổi gây 'Cái chết đen' tại châu Âu

Hộp sọ cổ xưa được tìm thấy bên một con sông ở Latvia có thể nắm giữ manh mối về bệnh dịch hạch khiến hàng chục triệu người trên khắp châu Âu thiệt mạng.

Chú thích ảnh
Những người chết vì bệnh dịch hạch trong một ngôi mộ tập thể từ năm 1720 đến năm 1721 ở Martigues, Pháp. Ảnh: Wikipedia

Theo hãng tin RT (Nga), các nhà nghiên cứu tại Đại học Kiel ở Đức hôm 30/6 cho biết họ đã phát hiện một chủng vi khuẩn mang tên Yersina Pestis, có niên đại hàng thiên niên kỷ, trong các mẫu lấy từ hài cốt của một thợ săn ở Latvia. Theo bài báo đăng trên Tạp chí khoa học Cell, người thợ săn khoảng 20 tuổi này sống cách đây 5.000 năm.

Các nhà nghiên cứu nói rằng nồng độ vi khuẩn cao được phân lập từ mảnh sọ cho thấy người thợ săn này đã chết vì bệnh dịch hạch. 

“Cho đến nay, người này là nạn nhân bệnh dịch hạch lâu đời nhất được biết đến”, ông Krause-Kyora, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng tiết lộ chủng vi khuẩn lâu đời nhất này có khả năng ít lây nhiễm và ít gây chết người hơn so với biến thể gây bệnh dịch hạch càn quét châu Âu và châu Á hàng nghìn năm sau đó.

Ông Ben Krause-Kyora nói với Tạp chí New Scientist rằng vi khuẩn gây bệnh dịch hạch đầu tiên được biết đến có thể là một bệnh lây nhiễm nhẹ rồi trở nên nguy hiểm hơn. “Nó có thể là một dịch bệnh mãn tính ít nghiêm trọng. Chắc chắn virus này đã gây ra một số trường hợp tử vong, nhưng có thể không nghiêm trọng như thời Trung cổ”, ông Krause-Kyora nói.

Bệnh dịch hạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người. Đây là một bệnh nhiễm trùng máu, gây ra do vết cắn của loài gặm nhấm hoặc bệnh dịch hạch thể phổi, lây lan qua các giọt bắn. Bệnh dịch hạch thể phổi gây hại đến sức khỏe con người nhiều hơn.

Đại dịch hạch ở châu Âu, được biết đến với tên gọi "Cái chết đen", ước tính đã khiến 75 – 200 triệu người thiệt mạng từ năm 1347 đến năm 1351. Thảm họa gần như không thể tưởng tượng được này đã "xóa sổ" 30 – 50% dân số châu lục này. 

Ông Krause-Kyora nói rằng phát hiện mới này có thể giúp con người hiểu thêm về các đại dịch ở hiện tại và tương lai. “Việc có cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình phát triển ban đầu của mầm bệnh chết người này thực sự rất thú vị. Chúng tôi thấy rằng ban đầu bệnh này khá vô hại rồi mới trở thành căn bệnh nguy hiểm chết người”, ông nói.

Mặc dù vậy, giả thuyết trên vẫn còn gây tranh cãi. Các nhà nghiên cứu tại các trường đại học khác nói rằng vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định liệu những ca mắc bệnh dịch hạch đầu tiên được biết đến có nhẹ hơn thời Trung cổ hay không.

Hải Vân/Báo Tin tức
Biến thể Delta có thể cản trở việc sử dụng 'hộ chiếu vaccine' tại EU
Biến thể Delta có thể cản trở việc sử dụng 'hộ chiếu vaccine' tại EU

Ngày 1/7, chứng chỉ COVID-19, còn gọi là "hộ chiếu vaccine", áp dụng trên toàn Liên minh châu Âu (EU) nhằm tạo điều kiện cho việc đi lại thuận lợi hơn bắt đầu có hiệu lực, đúng thời điểm châu Âu bước vào kỳ nghỉ Hè sau hơn một năm chống chọi với đại dịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN