Ủy ban lo ngại những sửa đổi này có thể thách thức vị thế trung lập của quốc gia.
"Ủy ban tin rằng chính sách trừng phạt hiện tại đã chứng minh được hiệu quả của nó. Cho đến nay, Thụy Sĩ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương mà tham gia vào các lệnh cấm vận được quốc tế chấp thuận rộng rãi tùy từng trường hợp. Theo quan điểm của CPS-E, một chính sách trừng phạt đơn phương sẽ chỉ mang tính biểu tượng và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, ủy ban bác bỏ điều khoản do Hội đồng Quốc gia đưa ra như một phần của việc sửa đổi luật cấm vận”, tuyên bố của CPS-E nêu rõ.
Các thượng nghị sĩ tin rằng những sửa đổi được đề xuất sẽ thay đổi đáng kể đến chính sách trừng phạt của Thụy Sĩ và đặt ra nghi vấn về pháp quyền và vị thế trung lập của quốc gia.
"SPC-E cho rằng đất nước chúng ta có thể đứng trước nguy cơ bị gây sức ép trong tương lai khi nói đến áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số thực thể hoặc cá nhân", tuyên bố cho biết thêm.
Ngày 3/8, Thụy Sĩ đã thông qua gói trừng phạt thứ bảy của Liên minh châu Âu đối với Nga bao gồm lệnh cấm nhập khẩu vàng và đóng băng tài sản của ngân hàng Sberbank. Vào thời điểm đó, đảng Nhân dân Thụy Sĩ (UDC) cho biết các lệnh trừng phạt Nga đã vi phạm hiến pháp của Thụy Sĩ, trong đó nhấn mạnh nước này giữ nguyên lập trường trung lập.