Thượng viện Mỹ bác kế hoạch kiểm soát súng

Ngày 20/6, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ 4 biện pháp hạn chế súng đạn. Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn nỗ lực giành được thỏa thuận để ngăn việc bán vũ khí cho những kẻ bị tình nghi khủng bố.

Người dân Mỹ chọn mua súng tại cửa hàng K&W ở Delray Beach, Florida. Ảnh: AFP/TTXVN

Cũng như những lần thất bại trước, 4 biện pháp mở rộng kiểm tra lý lịch của người mua súng và hạn chế bán súng cho những người có tên trong danh sách tình nghi khủng bố đã thiếu 13 phiếu để được thông qua tại Thượng viện.

Trong 4 biện pháp trên có 2 biện pháp do đảng Dân chủ đề xuất và 2 biện pháp còn lại do đảng Cộng hòa đề xuất.

Vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ hôm 12/6 đã gia tăng áp lực lên các nhà lập pháp và thúc đẩy họ hành động. Tuy nhiên, các biện pháp thắt chặt kiểm soát súng đạn tiếp tục không giành đủ phiếu ủng hộ cho thấy sức mạnh chính trị của những người bảo vệ quyền sử dụng súng trong Quốc hội, cũng như Hiệp hội súng trường Quốc gia (NRA).

Đảng Cộng hòa và các đồng minh trong NRA cho rằng các dự luật kiểm soát súng mà đảng Dân chủ đề xuất là quá hạn chế và chà đạp lên quyền được phép mang vũ khí. Trong khi đó, đảng Dân chủ phê phán kế hoạch của đảng Cộng hòa khi cho rằng nó "quá yếu ớt".

Theo thống kê của chiến dịch Brady, trung bình 89 người chết mỗi ngày và 32.514 người chết mỗi năm vì bạo lực súng đạn ở Mỹ. Năm 1990, khoảng 19% dân Mỹ phản đối việc kiểm soát súng chặt chẽ hơn.

Hiện nay, khoảng 55% người Mỹ ủng hộ luật kiểm soát súng. Vấn đề ủng hộ hay phản đối kiểm soát súng trong Quốc hội Mỹ có sự phân hóa rõ rệt.

Vụ nổ súng tại Orlando, theo thống kê của hãng Mass Shooting Tracker, là vụ xả súng thứ 176 xảy ra tại Mỹ trong hơn 5 tháng qua. Theo Tổng thống Barack Obama, tuy khác nhau về nguyên nhân, song công cụ gây ra vụ bạo lực tại Orlando hay tại Aurora và vụ thảm sát tại Newtown hồi năm 2012 đều liên quan đến súng đạn.

Đây chính là lý do để Quốc hội Mỹ vào cuộc. Tổng thống Obama đã bày tỏ sự thất vọng trước những nỗ lực chưa toàn vẹn của giới lập pháp nước này trong việc kiểm soát súng đạn, để lại những lỗ hổng pháp lý mà một kẻ khủng bố hay một đối tượng có thể lợi dụng để sở hữu vũ khí.

Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh trong khi quân đội Mỹ có thể đánh bại tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, nhóm khủng bố quốc tế Al-Qaeda và các nhóm cực đoan khác, lực lượng tình báo Mỹ đã ngăn chặn các mạng lưới khủng bố, song chính phủ lại không thể bắt giữ "những đối tượng loạn trí".

TTXVN/Tin Tức
Liệu Mỹ có đạt được bước tiến trong kiểm soát súng đạn?
Liệu Mỹ có đạt được bước tiến trong kiểm soát súng đạn?

Có ý kiến cho rằng những tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ xung quanh vấn đề kiểm soát súng đạn tại Mỹ có thể sẽ bước vào một giai đoạn quan trọng tại Thượng viện trong tuần tới, bởi ngày càng có nhiều người Mỹ tỏ ý sẵn sàng chấp nhận những quy định hạn chế sử dụng súng đạn sau vụ thảm sát kinh hoàng vừa qua tại Florida.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN