Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo vụ dẫn độ đầu tiên của Thụy Điển không đáp ứng yêu cầu

Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa sẽ đóng băng nỗ lực của Thụy Điển trong việc gia nhập liên minh quốc phòng phương Tây trừ khi nước này dẫn độ hàng chục người mà Ankara cáo buộc là “khủng bố”.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdağ (trái). Ảnh: Hurriyet

Nhật báo Hurriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp nước này Bekir Bozdağ ngày 18/8 cho biết, cam kết của Thụy Điển về việc dẫn độ một người Thổ Nhĩ Kỳ bị kết án khác xa so với các cam kết của Stockholm trong một thỏa thuận mở đường cho việc trở thành thành viên NATO.

Bộ trưởng Bekir Bozdağ lưu ý rằng "Thụy Điển cần phải làm nhiều hơn nữa để giành được sự tin tưởng của Thổ Nhĩ Kỳ". “Nếu họ nghĩ bằng cách dẫn độ những tội phạm bình thường đến Thổ Nhĩ Kỳ để khiến chúng tôi tin rằng họ đã thực hiện cam kết của mình, thì đó là một sai lầm. Không ai có thể kiểm tra phản ứng của chúng tôi”, ông Bozdağ cảnh báo.

Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng cảnh báo sẽ không đệ trình đơn xin phê chuẩn của hai nước Bắc Âu lên Quốc hội nước này trừ khi họ tuân thủ đầy đủ các yêu cầu dẫn độ.

Thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa sẽ đóng băng nỗ lực của Thụy Điển trong việc gia nhập liên minh quốc phòng phương Tây trừ khi nước này dẫn độ hàng chục người mà Ankara cáo buộc là “khủng bố”.

Một thỏa thuận không ràng buộc mà Thụy Điển và Phần Lan đã ký với với Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 6 cam kết họ sẽ xem xét “nhanh chóng và kỹ lưỡng” các yêu cầu của Ankara đối với các nghi phạm có liên quan đến các đối tượng mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc.

Đầu tháng này, Chính phủ Thụy Điển cho biết họ sẽ dẫn độ Okan Kale, một người bị kết tội gian lận thẻ tín dụng và có tên trong danh sách những người bị Ankara truy nã.

Ông Erdogan cho biết vào tháng 7 rằng Thụy Điển đã đưa ra “lời hứa” sẽ dẫn độ “73 kẻ khủng bố”. Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 6 đã chính thức yêu cầu dẫn độ 21 nghi phạm từ Thụy Điển và 12 đối tượng từ Phần Lan.

Thụy Điển và Phần Lan đã kết thúc nhiều thập kỷ trung lập về quân sự và quyết định gia nhập NATO sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Hồ sơ gia nhập của họ đã được Mỹ và hơn một nửa trong số 30 thành viên NATO phê chuẩn. Thụy Điển và Phần Lan dự kiến sẽ tổ chức cuộc tham vấn chính thức đầu tiên với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này vào ngày 26/8 tới.

Công Thuận/Báo Tin tức
Mục đích chuyến thăm Ukraine của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Mục đích chuyến thăm Ukraine của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Tayyip Erdogan đến Ukraine với thông điệp trung lập và ảnh hưởng: Ngoài vấn đề hợp tác vũ khí, ông Erdogan còn muốn thể hiện là một nhà môi giới trung thực - với cả Ukraine và công chúng Thổ Nhĩ Kỳ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN