Thấy Nga đưa S-300 tới Syria, Mỹ rút liền hệ thống tên lửa Patriot khỏi Trung Đông

Lầu Năm Góc sẽ rút 4 khẩu đội tên lửa Patriot PAC-3 khỏi ba quốc gia Trung Đông.

Theo báo Wall Street Journal (WSJ), các tên lửa sẽ được bố trí tại các địa điểm khác để đối phó với Trung Quốc và Nga.

Báo Mỹ cho biết Jordan, Vương quốc Bahrain và Kuwait mỗi nước sẽ mất đi một khẩu đội tên lửa phòng không tầm xa của Mỹ vào tháng tới. Không có vũ khí nào thay thế các hệ thống phòng không trên, điều này đồng nghĩa việc rút Patriot PAC-3 sẽ làm suy giảm vĩnh viễn khả năng phòng thủ của ba quốc gia. Dẫn một nguồn tin quân sự, WSJ cho biết các hệ thống đã tạm dừng hoạt động và đang chuẩn bị được rời đi.

Bài viết không đề cập tên lửa Patriot sẽ được triển khai ở đâu, nhưng tiết lộ đó là một phần trong chiến lược thay đổi trọng tâm từ Trung Đông sang Trung Quốc và Nga, được cho là là mối đe dọa chính đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump xem xét chiến lược.

Patriot PAC-3 Mỹ được coi là đối thủ của hệ thống S-300 và S-400 Nga. Hiện tại trong phiên bản PAC-3, hệ thống phòng không tầm xa này được sử dụng để bảo vệ các vị trí chiến lược trước các mối đe dọa từ máy bay và tên lửa của địch. Động thái rút Patriot PAC-1 khỏi Trung Đông của Mỹ được công bố sau khi Nga quyết định cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho chính phủ Syria, với lý do tăng cường năng lực phòng không cho Syria vì máy bay tuần tra Il-20 của Nga đã bị hệ thống phòng không lỗi thời của Syria bắn hạ trong một cuộc không kích của Israel.

Video Patriot PAC-3 thử nghiệm phóng tên lửa (nguồn: Missile Defense Advocacy Alliance):

Washington thường xuyên sử dụng việc triển khai các hệ thống vũ khí tiên tiến cho các quốc gia đồng minh như một quân bài mặc cả, khi các quốc gia này muốn tăng cường năng lực phòng thủ. Cụ thể, vào đầu năm 2013, Mỹ, Đức và Hà Lan đã triển khai khẩu đội Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ, khi Ankara phàn nàn về một mối đe dọa xuất phát từ cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria.

Thời điểm đó Thổ Nhĩ Kỳ đã không có một hệ thống phòng không quốc gia phát triển nào và phải lựa chọn các hệ thống tên lửa tầm xa giữa các nhà sản xuất Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cạnh tranh cho hợp đồng.

Khi mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh Mỹ và châu Âu có phần lạnh nhạt trong những năm qua, các nhà cung cấp vũ khí ban đầu đã rút lui, thay vào đó Tây Ban Nha và Italy lại muốn góp phần. Tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO bùng nổ sau khi nước này quyết định mua hệ thống S-400 của Nga thay vì hệ thống phòng không do thành viên NATO sản xuất, bất chấp sự phản đối từ Washington.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Xem tên lửa chống hạm KH-35U mới của Nga bắn phá tàu chiến
Xem tên lửa chống hạm KH-35U mới của Nga bắn phá tàu chiến

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video thể hiện uy lực của tên lửa chống hạm KH-35U khi được phóng từ một máy bay chiến đấu tầm xa Su-34 nhắm xuống một hạm đội tàu chiến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN