Thấy gì từ việc phi đội vận tải cơ Trung Quốc vào châu Âu chuyển tên lửa cho Serbia

Các chuyến bay của phi đội vận tải cơ Y-20 được cho là đã chuyển giao vũ khí cho Serbia nhưng cũng là một minh chứng cho thấy Trung Quốc đang ngày càng vươn ra toàn cầu.

Chú thích ảnh
Máy bay vận tải quân sự Y-29 của Trung Quốc. 

Các chuyên gia theo dõi chuyến bay đã có một bất ngờ thú vị vào đêm 8/4 khi sáu máy bay chở hàng Y-20 của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân (PLAAF) Trung Quốc xuất hiện trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hướng Serbia.

Công cụ theo dõi máy bay mã nguồn mở Evergreen Intel thông báo đã phát hiện các chuyến bay nói trên ở ngay phía bắc Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Evergreen Intel nói với trang The War Zone: “Chắc chắn rồi, các ứng dụng khác nhau cho thấy những chiếc Y-20 khác trên cùng một tuyến đường bay, cách nhau khoảng 100km, trải dài từ Istanbul đến gần biên giới Gruzia.”

“Điều này đặc biệt ở chỗ nó diễn ra trong những giờ rạng sáng với nhiều chiếc Y-20 bay cùng nhau, tất cả đều sử dụng MLAT (hệ thống giám sát đa điểm). Đây được cho là một cuộc chuyển giao vũ khí theo lịch trình, điều này có lý. Trước đây các chuyến giao hàng tương tự của NATO đến Ba Lan hoặc Ukraine bằng các phương tiện vận tải quân sự đã sử dụng MLAT” - thông báo của Evergreen Intel nêu.

Xem video máy bay Y-20 Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Belgrade (Nguồn: Twitter)

Đội máy bay phản lực chở hàng của Trung Quốc cuối cùng đã hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Nikola Tesla ở thủ đô Belgrade. Các nhà quan sát ghi nhận ít nhất một số chiếc máy bay đã được tháo bỏ lớp vỏ bọc được phủ nhằm đối phó với pháo sáng. Có vẻ như chúng có thể đã được trang bị các biện pháp đối phó trực tiếp, nhằm ngăn ngừa những mối đe dọa tiềm tàng.

Chú thích ảnh
Các máy bay chở hàng Y-20 của Trung Quốc tại sân bay Nikola Tesla ở Belgrade, Serbia.

Sau đó đã xuất hiện các báo cáo cho biết đội máy bay Trung Quốc đêm đó chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không HQ-22 cho quân đội Serbia. Tờ Washington Post đưa tin về những cảnh báo của chính phủ Mỹ với Belgrade xung quanh thương vụ mua vũ khí này vào năm 2020. Serbia được cho là đã chọn HQ-22 thay vì hệ thống gần tương tự S-300 của Nga trong một động thái gây bất ngờ. Chi phí rẻ hơn của HQ-22 có thể là một yếu tố chính cho lựa chọn của Belgrade.

Theo các chuyên gia, sự hiện diện của vận tải cơ Y-20 ở châu Âu với bất kỳ số lượng nào cũng là một bước phát triển khá mới.

Những chiếc máy bay chở hàng này tương đối mới trong kho của Không quân Trung Quốc, chúng chỉ mới đi vào hoạt động vào năm 2016. Lần được huy động công khai đầu tiên của Y-20 được biết đến là trong phản ứng với đợt bùng phát dịch COVID-19 ban đầu ở Vũ Hán, vào đầu năm 2020. 

Y-29 cũng đã từng bay tới châu Âu, nhưng không phải với số lượng lớn như lần này. Rất có thể PLAAF đã sử dụng chuyến giao hàng này như một hình thức thể hiện khả năng không vận của chính mình trong bối cảnh NATO đang nỗ lực vận chuyển tiếp tế cho Ukraine.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cũng cho rằng đây "có thể là hoạt động ở nước ngoài lớn nhất của máy bay vận tải lớn phát triển trong nước của Trung Quốc từ trước đến nay, thể hiện khả năng vận tải chiến lược của đất nước".

Chú thích ảnh
Máy bay vận tải quân sự Y-20 của Trung Quốc có thiết kế cơ bản và vai trò gần giống với chiếc C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ. Ảnh: Twitter

Dù có là một minh chứng về khả năng tiếp cận toàn cầu hay không, thì sứ mệnh của phi đội Y-29 vừa qua không phải là thông lệ. Chuyến xuất kích quy mô lớn này để cung cấp thiết bị quân sự tới Belgrade là một xác nhận khác về khả năng không vận chiến lược mà PLAAF đã có được thông qua phi đội Y-20 đang phát triển của mình.

Bên cạnh sự hiện diện ngày càng mở rộng của Y-20 ở châu Âu, việc một hệ thống phòng không cao cấp hơn của Trung Quốc sẽ hoạt động ở châu Âu là một vấn đề khác có thể sẽ khiến các nước láng giềng của Serbia phải thận trọng.

Thu Hằng/Báo Tin tức (The Drive)
Nga: Tên lửa hành trình Kalibr xoá sổ các khẩu đội S-300 mà châu Âu cấp cho Ukraine
Nga: Tên lửa hành trình Kalibr xoá sổ các khẩu đội S-300 mà châu Âu cấp cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã sử dụng tên lửa hành trình Kalibr phóng từ biển phá huỷ các hệ thống S-300 mà “EU cung cấp” cho Ukraine trong tuần trước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN