Thách thức với EU dù đạt mục tiêu lưu trữ khí đốt mùa đông trước thời hạn

EU đã đạt được mục tiêu lưu trữ khí trước thời hạn hơn 3 tháng. Nhưng điều đó có thể không có nghĩa là giá năng lượng thấp hơn.

Chú thích ảnh
giảm nguồn cung của Nga cũng khiến EU phải đối mặt với những biến động giá lớn hơn của thị trường LNG. Ảnh: AFP

Ủy ban châu Âu ngày 18/8 thông báo rằng mức dự trữ khí đốt của EU cao bất thường, với các mục tiêu đặt ra cho ngày 1/11 tới đã đạt được trước thời hạn nhiều tháng, mặc dù thị trường vẫn còn bất ổn trước mùa đông sắp tới.

Cụ thể, các kho chứa khí đốt của các nước thành viên hiện đang ở mức hơn 90% - vượt qua mục tiêu lấp đầy 90% mà Brussels bắt buộc phải đáp ứng về mặt pháp lý vào tháng 11 năm nay. Như vậy, dự trữ khí đốt tự nhiên của EU đạt mức cao lịch sử tính đến thời điểm hiện tại, được lấp đầy trước mùa sưởi ấm cho mùa đông khi khối này tiếp tục thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng của Nga.

Đánh giá về sự kiện trên, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson nói: “Xác nhận ngày hôm nay rằng chúng tôi đã đáp ứng các yêu cầu lưu trữ khí trước thời hạn cho thấy EU đã chuẩn bị tốt cho mùa đông và điều này sẽ giúp ổn định hơn nữa thị trường trong những tháng tới”.

Bà Simson nêu rõ: “Thị trường năng lượng của EU đang ở một vị thế ổn định hơn nhiều so với thời điểm này năm ngoái", nhưng cũng thừa nhận “trong những tuần gần đây chúng ta đã thấy thị trường khí đốt vẫn nhạy cảm” và Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi tình hình khi châu lục này chuẩn bị đón thời tiết lạnh hơn.

Tin tức trên dường như nhấn mạnh sự thành công của EU trong việc loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt vận chuyển qua đường ống của Nga, vốn cung cấp khoảng 40% nhu cầu của khối trước xung đột ở Ukraine. Điều đó cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu của Điện Kremlin do mất khách hàng châu Âu sau cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra vào năm ngoái.

Nhưng giảm nguồn cung của Nga cũng khiến EU phải đối mặt với những biến động giá lớn hơn của thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu.

Moskva liên tục cắt đứt nguồn cung cho các khách hàng EU thông qua các đường ống Yamal-Europe và Nord Stream, đồng thời giảm khối lượng đến EU qua Ukraine. EU đã phản ứng bằng cách chuyển sang các nhà cung cấp khác và cắt giảm nhu cầu.

Do đó, khí đốt của Nga đã giảm xuống 23,6% lượng nhập khẩu của EU trong 32 tuần đầu tiên của năm 2022 và cho đến nay trong năm nay, nó chỉ còn 8,4%. Điều đó đặt cam kết của EU về việc chấm dứt mua khí đốt của Nga vào năm 2027 là có thể thực hiện được.

Khí đốt của Nga phần lớn đã được thay thế bằng khí đốt nhập khẩu từ Mỹ, Na Uy, Azerbaijan và các nước khác, khiến giá giảm đáng kể so với mức đỉnh năm 2022. Chỉ số định giá khí đốt TTF của Hà Lan đạt 320 euro/megawatt/giờ vào tháng 8 năm ngoái; nhưng chỉ dao động quanh 38 euro trong tuần này.

Tuy nhiên, chi phí khí đốt vẫn cao hơn so với trước xung đột, với mức giá khi đó dao động khoảng 20 euro mỗi megawatt giờ, nghĩa là hiện nay các hóa đơn thanh toán sẽ lớn hơn cho các hộ gia đình và năng suất thấp hơn cho ngành công nghiệp châu Âu.

Tom Marzec-Manser, trưởng bộ phận phân tích khí đốt tại công ty phân tích thị trường ICIS cho biết: "Giá khí đốt bán buôn có thể thấp hơn đáng kể so với một năm trước, nhưng chúng vẫn đắt hơn đáng kể so với giá khí đốt trung bình trong thập kỷ qua", cảnh báo rằng các thương nhân vẫn lo lắng về nguồn cung.

"Thực tế là các kho chứa ở châu Âu gần như đầy sớm hơn bình thường - thông thường chúng đạt đến mức này vào khoảng tháng 10 - không nhất thiết có nghĩa là giá sẽ giảm hơn nữa. Khí đót dự trữ chỉ có thể giúp vượt qua một mùa đông và nếu mùa đông lạnh này lạnh hơn sẽ dẫn đến một số rủi ro nhất định và đó là điều khiến giá tăng cao", nhà phân tích trên nêu quan điểm.

Các nhà phân tích cũng dự đoán đây sẽ là mùa đông cuối cùng mà tình trạng thiếu hụt là mối lo ngại nghiêm trọng, do năng lực sản xuất LNG tăng lên từ các nhà cung cấp như Qatar và Mỹ sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2024.

Tuy nhiên, một số quốc gia Trung Âu, đặc biệt là Áo, vẫn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga được vận chuyển bằng đường ống chạy qua Ukraine. Kiev cho biết họ không có ý định đàm phán lại thỏa thuận quá cảnh, vốn sắp hết hạn. Điều đó tạo ra một thời hạn khó khăn cho những nước vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Moskva.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Politico/Euractiv)
Turkmenistan phản ứng về 'liên minh khí đốt' giữa Nga, Kazakhstan và Uzbekistan
Turkmenistan phản ứng về 'liên minh khí đốt' giữa Nga, Kazakhstan và Uzbekistan

Turkmenistan mới đây đã phản ứng với Nga về việc tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình đối với chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên Trung Á - Trung Quốc sau khi Moskva cho biết có thể có thêm một số nước tham gia "liên minh khí đốt" với Kazakhstan và Uzbekistan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN