Đại dịch COVID-19 một lần nữa cho thấy sự không chắc chắn và căng thẳng trong xã hội có thể dẫn đến hành vi xấu đi đối với người khác và khiến các sự cố chuyển dịch đến gần nhà hơn.
Chủ tịch ủy ban phân biệt chủng tộc Martine Brunschwig Graf cho rằng sự cám dỗ để tìm vật tế thần trong những thời điểm khó khăn là rất cao.
Dựa trên các sự cố được báo cáo tới 21 trung tâm tư vấn phân biệt chủng tộc của đất nước, số trường hợp cao nhất (95 vụ) là tại nơi làm việc. Ví dụ như khi ai đó bị nhà quản lý sỉ nhục, bị nhận xét thiếu tôn trọng hoặc đối xử bất bình đẳng.
Có 72 vụ việc xảy ra ở các khu vực hàng xóm sống gần nhà. Những hạn chế đối với đời sống công cộng do chiến đấu với đại dịch COVID-19 đã chuyển các vụ việc phân biệt đối xử sang khu vực tư nhân, đặc biệt là những người sống lân cận. Báo cáo đưa ra ví dụ về một gia đình tị nạn vừa chuyển đến một căn hộ đã bị một người hàng xóm quấy rối.
Báo cáo đã cập nhật phương pháp luận để đối chiếu các trường hợp đồng thời lưu ý rằng việc đóng cửa hạn chế dịch bệnh đã đóng một vai trò khá quan trọng đối với số lượng các vụ việc xảy ra tại địa phương. Số vụ phân biệt chủng tộc tương đối cao trong năm ngoái cũng đã xảy ra ở các khu vực công cộng, chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo, cảnh sát và trên internet.
Nhìn chung, chủ nghĩa bài ngoại được coi là động cơ thường xuyên nhất (304 trường hợp), tiếp theo là phân biệt đối xử với người da đen (206 trường hợp) và người Hồi giáo (55 trường hợp). Trong khoảng 1/4 các vụ việc, có nhiều lý do dẫn đến phân biệt đối xử, bên cạnh các yếu tố như giới tính, luật pháp và địa vị xã hội cũng bổ sung thêm vào vấn đề phân biệt chủng tộc, báo cáo cho biết.