Số ca mắc COVID-19 mới cao kỉ lục ở khắp các khu vực trên toàn cầu

Nhiều nước, nhất là số mới nới lỏng quy định giãn cách xã hội, đóng cửa, đang phải trải qua đỉnh lây nhiễm trong làn sóng thứ hai, chỉ hơn một tháng sau mức kỉ lục của làn sóng thứ nhất.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở bang Texas, Mỹ ngày 2/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu hãng tin Reuters thu thập, phân tích, khoảng 40 quốc gia đã ghi nhận số các mắc mới trong ngày cao kỉ lục trong tuần vừa qua, với tổng số ca lây nhiễm mới tăng gấp đôi tuần trước.

Mức lây nhiễm cao không chỉ xảy ra ở những nước “quen thuộc” nhóm đầu trong các bản tin COVID-19 toàn cầu như Mỹ, Brazil, Ấn Độ, mà còn xuất hiện tại Australia, Nhật Bản, Hong Kong/Trung Quốc, Bolivia, Sudan, Ethiopia, Bulgaria, Belgium, Uzbekistan, Israel…

“Chúng ta sẽ không quay trở lại ngưỡng ‘bình thường cũ’. Đại dịch đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Tôi đề nghị mọi người hãy coi quyết định đi đâu, làm gì, gặp ai là vấn đề sống còn, bởi thực tế là vậy”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nêu quan điểm hôm 23/7. 

Dữ liệu do Reuters thu thập từ các nguồn chính thống cho thấy số lượng các quốc gia công bố số ca nhiễm nhiễm mới theo ngày cao kỉ lục tăng nhanh trong tháng 7 này. Tại thời điểm ba tuần trước đây, con số này là 12 nước; hai tuần trước là 20 nước. Nhưng đến tuần vừa rồi con số này lên đến 37 nước. 

Giới chức chính quyền và các chuyên gia y tế nhận định số ca nhiễm và tử vong có thể còn cao hơn mức công bố, đặc biệt là ở những nước nghèo, nơi có hệ thống y tế yếu kém. Trong báo cáo của mình, hãng tin Reuters mới chỉ thu thập dữ liệu về những nước công bố thông tin về COVID-19 hàng ngày.

Số liệu cho thấy, gia tăng trường hợp nhiễm mới diễn ra ở các nước trải rộng trên tất cả các khu vực, châu lục. Mỹ vẫn là nước đứng đầu danh sách trong tuần, với hơn bốn triệu ca nhiễm và ghi nhận hơn 1.000 người chết/ngày trong 4 ngày liên tiếp. Brazil, Ấn Độ - hai nước được các nhà dịch tễ học cho rằng vẫn còn vài tháng nữa mới đến đỉnh, cũng đều có trên một triệu ca nhiễm. 

Ở châu Á-Thái Bình Dương, Australia và Nhật Bản đều cảnh báo về xu hướng gia tăng lây nhiễm ở giới trẻ - mà nhiều trong số này đi tới quán bar, dự tiệc để ăn mừng chấm dứt giãn cách xã hội. 

Mexico trong tuần cũng ghi nhận ngày có số ca mắc kỉ lục, ngày có số người thiệt mạng đứng thứ tư thế giới. Giới chức nước này cảnh báo xu hướng suy giảm lây nhiễm bắt đầu từ giữa tháng 6 – cũng là thời điểm khởi động nới lỏng giãn cách, có thể sẽ bị đảo ngược.

Dựa trên tỉ lệ số bệnh nhân nhập viện trong tuần qua, Thị trưởng Thành phố Mexico City Claudia Sheinbaum cho biết ngưỡng nhập viện trong tháng 10 tới đây có thể sẽ vượt cả ngưỡng trong tháng 6 vừa qua – thời điểm đỉnh dịch ở Mexico. 

Tại châu Âu, khi kỳ nghì hè đang ở ngưỡng cao điểm, số ca nhiễm kỉ lục theo ngày tại Tây Ban Nha nhiều khả năng sẽ buộc du khách từ bỏ ý định đi du lịch tới một trong những điểm đến phổ biến nhất của lục địa già. 

Ở châu Phi, Kenya ghi nhận số ca mắc cao kỉ lục trong ngày, chỉ hai tuần sau khi tái mở cửa hoạt động kinh tế, trong đó có việc nối lại các chuyến bay nội địa. 

Tại Trung Đông, Oman là nước áp đặt các quy định hạn chế mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/7. Trước đó, nước này cũng đã thực thi đóng cửa trong thời hạn hai tuần. 
 

Hoài Thanh/Báo Tin tức (NYT)
Hong Kong (Trung Quốc) thêm 133 ca mắc COVID-19, có 126 ca trong cộng đồng
Hong Kong (Trung Quốc) thêm 133 ca mắc COVID-19, có 126 ca trong cộng đồng

Ngày 25/7, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) thông báo đã ghi nhận thêm 133 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ tính đến nửa đêm 24/7, trong đó 126 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại đặc khu này. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN