Sinh viên Việt Nam tại Nhật mất ngủ vì lo động đất

Một số sinh viên Việt Nam tại Tokyo và Saitama cho biết họ đang trải qua những giờ phút đầy căng thẳng: lo cho bản thân, mất ngủ khi nghĩ đến nhiều người Việt đang ở 5 tỉnh của Nhật phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt động đất, sóng thần.

Nguyễn Thị Hà, sinh viên đang học trường đại học Toyo, thuộc khu vực Ikebukuro, quận Toshima, Thủ đô Tokyo sang Nhật học được 5 năm, kể : “Khi động đất xảy ra, em đang làm thêm trong tòa nhà 10 tầng. Nhìn lên tòa nhà cao 60 tầng nghiêng ngả, lắc lư gần như đổ xuống mà thấy sợ. Bên ngoài không sao nhưng đồ đạc bên trong lộn xộn hết cả. Tất cả bạn bè em các nơi như Chiba và Saitama- gần tâm chấn hơn là Tokyo đều chiu qua cảnh hãi hùng đó. Trong ngày hôm đó, có 2 lần động đất mạnh nhất. Sau đó, dư chấn liên tục xảy ra. Cả ngày hôm đó, em thấy run hết chân tay”.

Người xếp hàng cen chúc nhưng siêu thị không có đủ lương thực thực phẩm cung cấp. (Ảnh chụp ngày 14/3)


“Mấy ngày nay, em ngủ được rất ít. Cứ thấp thỏm lo lắng. Đi ngủ, không dám mặc đồ ngủ mà mặc nguyên đồ bình thường. Lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chạy ra ngoài khi có động đất lớn xảy ra”- Hà mệt mỏi nói.

Không dám ngủ cũng là tâm sự của Lê Ngọc Quang, lưu học sinh đang sống ở Saitama- cách tâm chấn của trận động đất hôm 11/3 khoảng 230 km. Mặc dù đã sống được 6 năm ở Nhật, coi chuyện động đất như cơm bữa nhưng hôm 11/3 vừa rồi làm thay đổi mọi cảm giác của Quang vốn quen thuộc với động đất. “Lúc động đất xảy ra, là 2 giờ 46 phút buổi đêm 11/3, em ở Sibia, Tokyo. Không có tàu đêm về Saitama. Đến 7 giờ sáng hôm sau mới có tàu để về Saitama. Xem ti vi thấy thật khủng khiếp!

Quang và các bạn đang thực sự đang rất lo lắng. “Em ở nhà trọ, cùng phòng với hai bạn người Việt. Đêm không dám ngủ, chỉ sợ có động đất. Mà từ hôm qua đến giờ, nhà rung liên tục, cảm giác như đi trên thuyền bị say sóng”, Quang nói.

Siêu thị ở Saitama đóng cửa, khó khăn cho người dân, trong đó sinh viên Việt Nam đang sống tại đây.

Từ khi có động đất hôm 11/3, Quang ở nhà, trực vô tuyến 24/24 để xem tin tức. Ở Nhật, truyền hình trực tiếp liên tục. Các quan chức chính quyền đang nỗ lực giảm thiểu tối đa khắc phục hậu quả, trấn an dân chúng. Nếu có báo động đỏ nghĩa là sắp có hiện tượng động đất. Hiện tại thì phải chuẩn bị tư trang sẵn sàng, nếu có báo động thì chạy ra ngoài ngay. Trong hành lý luôn phải có giấy tờ tùy thân, điện thoại.

Quang, chia sẻ: “Người thân ở nhà đang giục liên tục! Em tính chắc mai mốt cũng phải về nước một thời gian, đợi tình hình ổn định lại qua tiếp.

Ngày 14/3, một vài người bạn của Quang may mắn đặt được vé về nước, nhưng phải chịu giá cao hơn ngày thường rất nhiều. “Bạn em đặt vé hơn 1.000 USD, trong khi ngày thường chỉ khoảng 700 USD, bay chuyến ngày 15/3 về nước".

Với nhiều sinh viên, trong hoàn cảnh khó khăn này, họ chỉ ao ước được giúp đỡ để việc mua vé máy bay về nước thuận lợi hoặc đươc đưa máy bay sang đón.

Tuy khó khăn như vậy nhưng nhiều sinh viên Việt Nam vẫn dành sự chia sẻ cảm thông tới những người gặp nạn ở các vùng bị ảnh hưởng nặng. “Xem ti vi thấy mọi người ở tâm chấn, trong đó có cả người Việt mình đang tạm trú ở trung tâm cứu trợ, chỉ có cơm nắm và nước lọc. Lương thực rất thiếu, xót xa quá, Quang nói. Thế nên tối hôm 14/3, khi biết Hội thanh niên- sinh viên Việt Nam tại Nhật (VYSA) đang quyên góp hỗ trợ sinh viên người Việt tại các tỉnh bị nặng, Quang đã ghi số tài khoản để ngay sáng hôm sau chuyển ít tiền của mình. Còn Hà cũng đang rất lo lắng cho những người bạn Nhật Bản của cô.

Mạnh Minh

Ảnh: nhân vật cung cấp

Nhật Bản: Nổ tại lò phản ứng số 3
Nhật Bản: Nổ tại lò phản ứng số 3

Theo phóng viên TTXVN tại Tôkiô và các nguồn tin nước ngoài, sáng 14/3, một vụ nổ đã xảy ra tại lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Phưcưsima (Fukushima) số 1.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN