Quyền sống trong hòa bình

Tình hình bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ nóng như hiện nay kể từ sau khi cuộc chiến liên Triều tạm ngưng tiếng súng cách đây gần 60 năm. Tồn tại với ngôn ngữ và nền văn hóa của riêng mình kể từ thời cổ đại, bán đảo Triều Tiên là một trong những quốc gia có chủ quyền lâu đời nhất thế giới. Tuy nhiên vào cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II, bán đảo này đã bị chia thành hai nửa tại vĩ tuyến thứ 38, do hậu quả của cuộc chiến tranh phi lý. Và mặc cho các cuộc xung đột chết chóc thỉnh thoảng vẫn xảy ra, người dân hai miền đất nước vẫn vươn lên để sống, dù trong hai hoàn cảnh rất khác biệt về kinh tế.


Tuy nhiên, nếu nhìn dưới các góc độ còn lại, thì sự tương đồng giữa hai miền vẫn nổi trội. Họ có chung tiếng mẹ đẻ, sống trên cùng một bán đảo vốn vẫn là quê hương chung, mang chung một họ và hầu hết đều cùng một tổ tiên. Họ là thành viên của một gia đình lớn, chung một dòng máu, chung một lịch sử 5.000 năm. Vậy mà ngày ấy - giữa thế kỷ 20 - họ đã bị chia cắt.


Chính vì vậy mà giờ đây, người dân bán đảo Triều Tiên đang bị lôi vào những cuộc cãi vã vô bổ (cùng với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản - những nước nếu không phải trực tiếp tham gia thì cũng có phần dính líu); và một lần nữa họ nhận thấy rằng cần tránh tàn sát lẫn nhau, bởi nếu điều đó xảy ra chính họ là những người phải gánh chịu tổn thất nhiều nhất.


Rõ ràng là cuộc chiến này không ảnh hưởng gì mấy tới Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản, bất chấp nó có kết cục như thế nào đối với người dân trên bán đảo Triều Tiên. Thế giới sẽ vẫn tiếp tục tồn tại cho dù người dân hai miền Triều Tiên có căm ghét nhau hay không. Việc người dân hai miền trở thành bè bạn thay vì giữ mối thù hận là điều có thể và nên làm bởi họ có quá nhiều lý do để cùng chung sống hòa bình.


Một báo cáo của tổ chức Goldman-Sachs năm 2009 có tiêu đề “Một bán đảo Triều Tiên thống nhất?” cho rằng hai miền Triều Tiên nên bắt tay trở thành đối tác của nhau thay vì chiến đấu như những kẻ thù không đội trời chung. Báo cáo này nhận định nếu cùng nỗ lực, năm 2050 Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên hoàn toàn có thể trở thành cường quốc đứng thứ 3 thế giới về kinh tế, sánh vai cùng Mỹ, Trung Quốc và vượt cả các nền kinh tế lớn như Pháp, Anh, Đức. Hai miền Triều Tiên hoàn toàn có thể đạt được điều này bởi họ có thể bổ trợ các nguồn lực lẫn nhau: Miền bắc có nguồn nhân lực trẻ dồi dào và có kỷ luật cùng với nguồn khoáng sản phong phú. Miền nam có cơ sở hạ tầng, có chuyên gia về sản xuất công nghệ cao, có kỹ năng tốt về thị trường toàn cầu và nhiều vốn.


Vì vậy, ngoài những “mối nhân duyên” về lịch sử và huyết thống, hai miền Triều Tiên nên trở thành đồng minh của nhau. Như hiện nay, hai bên chưa tiến đến mức chiến tranh và mối quan hệ giữa hai nước mặc dù vẫn luôn trong tình trạng xấu nhưng họ vẫn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề. Người dân hai nước phải có quyền sống trong hòa bình. Cho dù có điều gì xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, sẽ không một ai hay nước nào, mà chính những người dân trên bán đảo này phải là người quyết định số phận của chính mình.



TG

Triều Tiên tung video 'tấn công' Nhà Trắng
Triều Tiên tung video 'tấn công' Nhà Trắng

Bình Nhưỡng vừa sản xuất một đoạn video khác cho thấy nước Mỹ đang bị tấn công, lần này, mục tiêu là Nhà Trắng và Tòa nhà Quốc hội Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN