Quan hệ Nga - Phương Tây bước vào 'Kỷ băng hà'?

Báo Độc lập (Nga) ngày 20/3 đăng bài viết với tiêu đề "Quan hệ Nga - Phương Tây bước vào 'Kỷ băng hà'" với nhận định Mỹ sẽ không thể gạt bỏ vai trò của Tập đoàn khí đốt khổng lồ "Gazprom" của Nga ra khỏi châu Âu.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul. Ảnh Reuters


Trong khi các chính khách phương Tây lại hoàn toàn không thấy giống như vậy. Họ dự báo kết cục của câu chuyện này tương đối ảm đạm, nhưng viễn cảnh cả thế giới sẽ bị đẩy ngược trở lại thời kỳ Chiến tranh lạnh trước kia cũng khó xảy ra. Châu Âu đã quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga, trong khi Mỹ chắc chắn không tìm ra "lời giải" thỏa đáng cho "bài toán" này.

Thực tế, việc Crimea sáp nhập Nga đã đặt dấu chấm hết cho quãng thời gian 25 năm qua, khi Nga và Mỹ, chủ trương thiết lập quan hệ bình thường, sau quãng thời gian dài hai nước này luôn trong tình trạng "nuôi binh" chờ thời. Sau mỗi cú sốc, dù là do Kosovo, Iraq hay Grudia, khôi phục sự cân bằng trong mối quan hệ này quả không dễ dàng gì.

Các chuyên gia nhận định Mỹ sẽ thật khó để có thể nuốt trôi "cục tức Crimea". Lúc này đây, nếu không phải là một cuộc chiến tranh lạnh mới, thì chắc chắn cũng sẽ là một mối quan hệ hết sức lạnh nhạt và kéo dài.

Ông Toby Gati, một chuyên gia về Nga, làm việc trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Bill Clinton gọi Crimea là "trận động đất mạnh 4 độ richter" và nó đã phá hủy, làm tiêu tan mọi giấc mơ bình thường hóa mối quan hệ Nga - Mỹ, mà hai nước này vốn ấp ủ từ 1989.

Tờ New York Times cho rằng sẽ là sai lầm nếu đánh đồng sự ganh đua giữa Mỹ và Liên Xô trước đây, với tình trạng hiện nay trong quan hệ giữa Washington và Moscow.

Thực tế, thời gian qua Nga và Mỹ hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, Mỹ từng dựa hoàn toàn vào Nga trong việc bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để nghiên cứu vũ trụ; hay việc Quân đội Mỹ từng được Nga cho phép sử dụng không phận của mình để vận chuyển hàng hóa phi quân sự tới Afghanistan.

Hai bên cũng trao đổi thông tin tình báo, mặc dù không phải lúc nào đó cũng là thông tin về những kẻ khủng bố. Hoặc Mỹ cũng giúp đỡ Nga tháo dỡ các loại vũ khí hạt nhân thế hệ cũ.

Hay ngay trong thời gian vừa qua, Điện Kremlin và Nhà Trắng không tiếc lời công kích lẫn nhau, song các nhà ngoại giao hai nước vẫn duy trì trao đổi chuẩn bị cho vòng đàm phán trong hai ngày 18-19/3 vừa qua về chương trình hạt nhân của Iran.

Nga cũng đã đe dọa cấm các thanh sát viên Mỹ tới các cơ sở hạt nhân trên lãnh thổ của mình theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, tuy nhiên, cuối cùng thì chính các quan chức Nga vẫn thông báo để các thanh sát viên Mỹ tiếp tục công việc.

Hiện nay, ở Mỹ người ta nói nhiều tới việc làm thế nào để khí đốt giá rẻ của Mỹ có thể chi phối thị trường thế giới và làm thế nào để Mỹ có thể chấm dứt sự thống trị về khí đốt của Nga tại châu Âu.


Quế Anh


Lệnh cấm vận nào gây tổn hại nhất cho Nga?
Lệnh cấm vận nào gây tổn hại nhất cho Nga?

Biện pháp cấm vận nào Mỹ và phương Tây áp đặt có thể tác động tiêu cực nhất tới kinh tế và vị thế chính trị của Nga?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN