Phát hiện khí ozone có thể khử khuẩn bề mặt có virus SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tel Aviv (Israel) phát hiện khí ozone có thể khử khuẩn bề mặt có virus SARS-CoV-2.

Chú thích ảnh
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cung cấp. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Chemistry Letters. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy hiệu quả sử dụng khí ozone để diệt virus SARS-CoV-2 đạt tới 90% và khí ozone ưu việt hơn các dung dịch khử khuẩn do nó có thể tiếp cận các vị trí khuất hoặc các không gian có nhiều thiết bị.

Việc sử dụng khí ozone cũng được đánh giá là kinh tế hơn, tiết kiệm thời gian, công nghệ sẵn có, theo đó, có thể ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện, trường học, khách sạn, thậm chí trên máy bay.

Lâu nay khí ozone vẫn được sử dụng để diệt khuẩn và virus trong xử lý nước.

Các nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể bám trên các bề mặt hàng giờ thậm chí hàng ngày tùy vào điều kiện bề mặt và môi trường. Do đó, khử trùng bề mặt vẫn được coi là một trong các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Hoàng Minh (TTXVN)
Mỹ đầu tư 200 triệu USD để phát hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Mỹ đầu tư 200 triệu USD để phát hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Ngày 17/2, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ đầu tư gần 200 triệu USD nhằm tăng cường giải trình tự gene, xác định các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN