Ông Trump định in tiền, chuyện đâu có dễ!

Ông Trump nói rằng nước Mỹ không vỡ nợ vì có thể in tiền. Nhưng nếu FED phải mở rộng nguồn cung tiền, tính độc lập về chính sách tiền tệ của FED không còn và còn nhiều vấn đề khác nữa.

Bên trong nhà máy in tiền của Mỹ
Trong buổi trả lời phỏng vấn hãng CNN gần đây, tỷ phú Donald Trump khẳng định nước Mỹ sẽ không vỡ nợ vì in được tiền khi phát biểu về đối sách giải quyết các khoản nợ của chính phủ. Vậy chính xác quy trình in tiền của Mỹ ra sao mà khiến ông Trump có thể mạnh miệng đến vậy?

Cục Khắc - In ấn Mỹ và Nhà máy in US Mint là 2 nơi sản xuất ra tiền giấy và đồng xu chính thức của quốc gia. Cả hai cơ quan này đều thuộc hệ thống in tiền của Bộ Tài chính Mỹ. Dễ dàng thấy trên các phương tiện truyền thông, một máy in tiền trông giống như các loại máy in được sử dụng trong việc sản xuất sách báo.

Nhưng Tổng thống không phải là người quyết định chính trong việc “bật công tắc” nhà máy. Chỉ duy nhất Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) mới có quyền cho phép hai cơ quan trên in thêm tiền. Thông thường, FED chỉ thực hiện 1 năm 1 lần gọi đến Cục Khắc và In ấn Mỹ để chỉ thị in tiền.

Cuộc gọi gần đây nhất là vào tháng 7/2015 khi FED yêu cầu in thêm 213 tỷ USD. Số tiền in thêm được phục vụ vào hai mục đích: đầu tiên để thay thế các tờ tiền bị hư hỏng, xé rách không còn sử dụng được, thứ hai bù vào lượng tiền thêm vào cần thiết khi nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, khi ông Trump khẳng định Mỹ sẽ không vỡ nợ vì có thể “in được tiền”, điều này không có nghĩa là in tiền theo mặt kỹ thuật. Tiền mặt chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 10%) trong tổng số “cung tiền” 12.700 tỷ USD của nền kinh tế Mỹ. 90% còn lại ở dưới dạng điện tử bằng các hóa đơn, séc và tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng.

Thay vì phải in tiền, FED có thể bơm thêm tiền cho nền kinh tế nước nhà bằng cách mua lại các tài sản như trái phiếu ngân hàng. Phương pháp này được FED áp dụng từ thời kì Đại Suy thoái 2008 và được biết đến với cái tên chính sách “nới lỏng định lượng”.

Trong các bài giảng về kinh tế học, các giáo sư thường dạy học sinh in tiền là một quyết định sai lầm. Vì khi chính phủ một nước đồng ý in thêm tiền đồng nghĩa với việc giá trị của đồng tiền nước đó trên thị trường bị sụt giảm, làm cho mức giá chung của các mặt hàng tăng lên và gây ra lạm phát.

Giáo sư chuyên ngành kinh tế Dan Sichel tại Đại học Wellesley nhận xét: “Zimbabwe là ví dụ minh chứng điển hình cho hậu quả sai lầm mà việc in tiền đem lại. Giá cả hàng hóa tăng theo cấp số mũ, một ổ bánh mì có giá 1.000 tỷ đô la Zimbabwe, về cơ bản tiền tệ hoàn toàn mất giá trị từ năm 2009 và nền kinh tế thì sụp đổ hoàn toàn”.

Với nhận định chắc chắn của ứng viên đảng Cộng hòa Trump, nhiều người lo ngại khi được làm Tổng thống, ông ta sẽ, một là buộc FED phải mở rộng nguồn cung tiền – điều này sẽ tác động tiêu cực tới tính độc lập về chính sách tiền tệ của FED, hai là đơn giản in thêm tiền với lí do duy nhất chính phủ không có đủ tiền để trả các khoản nợ.

Theo cố vấn tài chính Doug Holtz-Eakin, việc in thêm tiền chỉ để phục vụ cho chính phủ hoàn toàn khác với mục đích hiện giờ của FED khi cơ quan này đang cố gắng bơm thêm tiền vào cho các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

H.H (theo CNN)
Ông Trump trong mắt bạn gái cũ
Ông Trump trong mắt bạn gái cũ

Ngay lần gặp đầu tiên ông Trump đã dẫn Rowanne Brewer Lane vào phòng riêng, chọn cho người mẫu 26 tuổi một bộ đồ tắm và những cuộc hẹn hò bắt đầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN