Liệu ông Trump có bị một bộ phận đại cử tri cản trở đường vào Nhà Trắng? Ảnh: Getty |
Sau thắng lợi tại bang Michigan, chung cuộc, ông Trump đã giành được 306 phiếu đại cử tri, cao hơn nhiều mức tối thiểu để đắc cử tổng thống (270 phiếu) và càng cao hơn so với mức 232 phiếu của đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Trong nỗ lực cuối cùng, lực lượng phản đối ông Trump này muốn thử mọi biện pháp nhằm thuyết phục 37
đại cử tri của đảng Cộng hòa chọn ra một ứng cử viên khác, không phảo ông Trump, nhằm khiến ông không đạt đủ số phiếu yêu cầu.
Các thủ lĩnh của phong trào phản đối ông Trump, đa số là các đại cử tri của đảng Dân chủ, đã lên kế hoạch thách thức luật pháp tại 29 bang ép buộc đại cử tri của họ phải bỏ phiếu cho ứng cử viên chiến thắng phiếu phổ thông tại bang này. Về cơ bản, người thắng phiếu phổ thông cũng sẽ là người thắng phiếu đại cử tri vì hầu hết các bang theo quy định, ứng viên nào giành đa số phiếu phổ thông sẽ giành toàn bộ phiếu cử tri bang đó.
Tuy nhiên, thực tế tại nhiều bang không có quy định nào cấm đại cử tri bỏ phiếu cho ứng viên chiến thắng ở bang mình. Đó là lý do tại sao đại cử tri ở nhiều bang đang đối mặt với sức ép và thậm chí với những lời đe dọa để quay sang bỏ phiếu cho bà Clinton - người giành nhiều hơn
2 triệu phiếu bầu cử phổ thông nhưng thua về số phiếu đại cử tri.
Một số nguồn tin có liên quan tới kế hoạch pháp lý này cũng xác nhận rằng họ chuẩn bị lập ra một nhóm các luật sư để bảo vệ bất cứ đại cử tri nào muốn bỏ phiếu ngược lại với quy tắc ứng cử viên chiến thắng tại bang của họ vào hôm 19/12 – thời điểm mà Đại cử tri đoàn họp lại để chính thức bầu chọn ra Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Ngoài những nỗ lực trên, ít nhất 8 đại cử tri ủng hộ đảng Dân chủ tại bang Colorado và Washington cũng đang vận động hành lang lôi kéo các đại cử tri Cộng hòa để chống lại lời cam kết và luật bang để phản đối ông Trump trong ngày bỏ phiếu chính thức sắp tới.