Các các cuộc biểu tình chống chính phủ đã nổ ra trên nhiều thành phố và đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn 1 năm qua tại quốc gia Trung Mỹ này.
Đạo luật mới áp dụng cho cả những người đã, đang và sắp bị điều tra hoặc đang chịu hình phạt do liên quan đến các vụ việc trên.
Như vậy, những thành phần đối lập từng bị bắt giữ trong thời gian qua vì hành vi bạo loạn sẽ được phóng thích ngay khi luật mới được đăng tải trên Công báo và có hiệu lực. Phe đối lập cho rằng số thành viên đang thụ án tù liên quan tới hoạt động biểu tình phản đối của lực lượng này là khoảng 800 người, trong con số do Chính phủ Nicaragua đưa ra chỉ là 350 người.
Mặc dù được coi là một trong những thỏa thuận hòa giải giữa Chính phủ và phe đối lập, song đạo luật mới vẫn gây ra tranh cãi do nhóm soạn thảo đã đưa thêm vào các đối tượng “đang và sắp bị điều tra”, nên phe đối lập cho rằng nó đồng nghĩa với việc miễn trừ truy tố đối với các quan chức chịu phụ trách hoạt động đàn áp biểu tình. Chính vì vậy cả 15 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu vừa qua đều thuộc về các lực lượng đối lập.
Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Michelle Bachelet từng bày tỏ quan ngại rằng luật ân xá này sẽ cản trở tiến trình xác định trách nhiệm và trừng phạt những người đã gây ra tình trạng “vi phạm nhân quyền nghiệm trọng” trong hơn 1 năm qua tại Nicaragua.
Về phần mình, các nghị sĩ thuộc Mặt trận Giải phóng dân tộc Sandino cầm quyền, chiếm đa số trong Quốc hội Nicaragua, khẳng định đây là bước đi cần thiết để bắt đầu tiến trình hòa giải và vực dậy nền kinh tế sau hơn 1 năm khủng hoảng, bởi nó mang lại lợi ích đồng đều cho tất cả các bên.