Những ý tưởng độc lạ về xử lý rác thải bê tông trên thế giới

Hầu hết bê tông từ các tòa nhà sau khi phá hủy bị đổ bừa bãi. Để xử lý loại rác thải này, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra cách tái chế bê tông bằng sét.

Chú thích ảnh
Bê tông vứt ở bãi rác tại Brazil. Ảnh: Shutterstock

Trung Quốc là đất nước có lượng phế thải xây dựng nhiều nhất thế giới, với khoảng 2 tỷ tấn mỗi năm. Trong số đó, 2 triệu tấn phế thải là bê tông. Phế thải bê tông phải trải qua hàng thiên niên kỷ mới có thể phân hủy thành cát.

Khi thế giới đang trên đà hội nhập, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Nhà mới mọc lên, nhà cũ bị phá hủy. Những tảng bê tông sau khi bị đập phá thường được di chuyển đến những bãi chôn lấp rác thải.

Theo tờ The Guardian (Anh), có khoảng 10 tỷ tấn bê tông được sản xuất ra mỗi năm. Dự kiến, trong khoảng 40 năm tiếp theo, thế giới sẽ còn xây dựng nhiều công trình mới hơn nữa.

Với tốc độ phát triển chóng mặt như vậy, các kỹ sư và các nhà hoạch định chính sách đều đặt ra cùng một câu hỏi: Chúng ta nên làm gì với bê tông sau khi phá hủy các tòa nhà?

Tại hầu hết các quốc gia phát triển, phần lớn là các quốc gia Tây Âu, đa số bê tông bị phá hủy được đưa vào tái sử dụng, nhưng chủ yếu là để tạo ra các sản phẩm có giá trị thấp như vật liệu làm đường. Quá trình này được gọi là “tái chế hạ cấp”.

Thay vì điều đó, nhiều nhà nghiên cứu và kỹ sư đang tìm cách để “tái chế nâng cấp” phế liệu bê tông, biến các phế liệu xây dựng cũ thành các vật liệu xây dựng mới. Tuy nhiên, vấn đề này lại gây ra những khó khăn trong kỹ thuật tách bê tông thành các thành phần riêng rẽ.

Một phòng thí nghiệm ở Đức đã phát triển một giải pháp kỳ lạ nhưng được coi là giải pháp rất hiệu quả: dùng sét để “nấu” bê tông ngâm trong nước. Sét chỉ có thể đi qua nước và không khí. Tuy nhiên, vào năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Tập đoàn Công nghệ Bê tông ở Holzkirchen Đức đã phát hiện ra rằng sét có thể xuyên qua nước, đánh thẳng vào khối bê tông ngâm nước. Sét di chuyển giữa các thành phần khác nhau của bê tông và phân tách chúng.

Một ý tưởng khác là đề xuất mỗi miếng bê tông trong một tòa nhà phải có “hộ chiếu vật liệu” riêng. Nhờ đó, khi tòa nhà đó cần phải phá hủy, “hộ chiếu” có thể được sử dụng để tìm một nơi khác để sử dụng miếng bê tông đó.

Ông Eva Gladek, Tổng giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ Metabolic nói: “Một trong những trở ngại lớn nhất với một nền kinh tế tuần hoàn là chúng ta không xây dựng để sử dụng vật liệu nhiều lần. Chúng ta cần bắt đầu thiết kế các tòa nhà sao cho có thể dễ tháo dỡ”.

Thay vì mang ra bãi rác, Metabolic đã đề xuất thiết lập một hệ thống mới để nghiền toàn bộ bê tông phế thải và biến thành sản phẩm mới dành cho xây dựng. Các sản phẩm này sẽ được bán lại cho các nhà sản xuất bê tông với giá bằng khoảng 80% sản phẩm bình thường. Theo Metabolic, dự án này có thể mang về khoản tiền 6,14 triệu USD/năm mà chi phí bỏ ra chỉ 4 triệu USD.

Hiện nay, mức độ tái chế bê tông rất khác nhau. Tái chế bê tông đặc biệt khó khăn đối với các nước đang phát triển. Ở Trung Quốc, chỉ có khoảng 10% phế liệu được tái chế, trong khi Nhật Bản có đến 90% phế liệu được tái chế.

Ông Andrew Mison, Giám đốc Hiệp hội Bê tông và Xi măng toàn cầu chia sẻ: “Không thể tưởng tượng rằng thành phố hiện đại nếu không có bê tông sẽ ra sao, nhưng dù có thế nào thì chúng ta cũng cần sử dụng ít hơn và tái chế nhiều hơn”.

Tóm lại, mỗi quốc gia cần có những mức phạt phù hợp cho hành động đổ phế liệu bê tông bất hợp pháp, đồng thời đưa ra những quy định chặt chẽ về tái chế bê tông trong xây dựng, đẩy mạnh tuyên truyền tái chế bê tông hơn nữa.

Phạm Vân/Báo Tin tức
Cụ bà 98 tuổi nổi tiếng mạng xã hội vì ăn uống vô tư như giới trẻ
Cụ bà 98 tuổi nổi tiếng mạng xã hội vì ăn uống vô tư như giới trẻ

Sau loạt video ngắn được chia sẻ trên mạng xã hội, cụ bà 98 tuổi người Trung Quốc bỗng dưng trở thành “ngôi sao” vì ăn bất cứ thứ gì mình thích và luôn cảm thấy ăn gì cũng ngon.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN