Trước đó hai ngày, một vụ đụng độ xảy ra giữa một phần tử cải sang đạo Hồi với 2 binh sĩ Canada gần Montreal, đã khiến một người thiệt mạng. Hai vụ tấn công liên tiếp chỉ trong chưa đầy 1 tuần ở đất nước vốn được coi là thanh bình cho thấy Canada không hề “miễn dịch” với chủ nghĩa khủng bố.
Những năm 60 của thế kỷ trước, một trong những nhóm đấu tranh đòi ly khai Quebec là Mặt trận Giải phóng Quebec (FLQ) đã sử dụng bạo lực kêu gọi độc lập cho một tỉnh nói tiếng Pháp của Canada.
Năm 1985, chiếc máy bay số hiệu 182 của hãng hàng không Ấn Độ phát nổ trên biển Đại Tây Dương sau khi cất cánh từ sân bay Montreal, cướp đi sinh mạng của 268 công dân Canada (mà thủ phạm được cho là nhóm chiến binh Sikh).
Tuy nhiên, tác động của những vụ tấn công trong tuần này, đặc biệt là vụ nổ súng ngay giữa trung tâm chính trị của Canada, đã làm dấy lên một cuộc tranh luận lớn. Ba câu hỏi lớn sau là một phần của cuộc tranh luận đó:
Canada có được trang bị để đối phó với những mối đe dọa khủng bố?Trong cả hai vụ tấn công vừa qua, các binh sĩ Canada bị sát hại bởi những kẻ tình nghi mà giới chức Canada đã cấm xuất ngoại. Theo tờ Globe and Mail, kẻ mà giới chức Canada xác định là
thủ phạm vụ nổ súng ngày 22/10: Michael Zehaf Bibeau, được cơ quan tình báo Canada xác định là "một đối tượng có nguy cơ cao" và đã bị thu hộ chiếu thời gian gần đây.
Trong khi đó, Martin Couture-Rouleau, đối tượng gây ra vụ đụng độ với binh sĩ Canada trước đó, được cho là ủng hộ các nhóm cực đoan như nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Hiện trường vụ nổ súng sát tòa nhà quốc hội ngày 22/10. Ảnh: Daily Mail.
|
Nếu cả hai đối tượng này đã được nhà chức trách nắm rõ danh tính như vậy, sẽ không thừa khi đặt câu hỏi tại sao Canada không hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn chúng.
Thật không may, nói thì dễ hơn làm. Cả hai đối tượng trên xuất hiện và hành động như “những con sói đơn độc”, khiến cho việc dự đoán và ngăn chặn những cuộc tấn công của chúng trở nên khó khăn.
Điều đáng lo ngại hiện nay đối với Canada là liệu có khả năng xảy những vụ tấn công tương tự hay không, và nếu có thì đó là lúc nào. Lực lượng cảnh sát Canada được trang bị vũ khí để có thể đối phó với các phần tử khủng bố, nhưng sẽ không thể loại bỏ khả năng có những kẻ xâm nhập có ý đồ xấu xuất hiện bất ngờ khiến họ không kịp trở tay, nhất là những địa điểm mở cửa tự do cho dân chúng như Tòa nhà Quốc hội ở Ottawa.
Ngày 23/10, trong nỗ lực duy trì sự an toàn của đất nước, Thủ tướng Harper đã đưa ra cam kết
thắt chặt luật an ninh, trao thêm quyền “giám sát, bắt giữ” cho các cơ quan an ninh.
Luật quản lý, sử dụng vũ khí súng của Canada góp phần vào vụ tấn công hôm 22/10?So với mức độ phổ biến hơn ở Mỹ, các vụ tấn công có sử dụng súng không thường xuyên xảy ra ở Canada. Chính vì vậy, hai vụ tấn công liên tiếp trong tuần đã tạo ra những cuộc tranh luận gay gắt về luật quản lý, sử dụng vũ khí ở Canada.
Tại Canada, nhiều điều luật trong luật sử dụng vũ khí đã ra đời sau vụ thảm sát ở trường Đại học Bách khoa Ecole năm 1989, khi một thanh niên 25 tuổi đã bắn chết 14 phụ nữ bằng một khẩu súng trường bán tự động được mua hợp pháp. Rất có thể trong những ngày tới, chủ đề tập trung vào luật quản lý, sử dụng vũ khí sẽ quay trở lại.
Một đại diện của Liên minh kiểm soát sử dụng súng của Canada từ chối cho biết chi tiết về cuộc tranh luận liên quan luật sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, vị đại diện này nhấn mạnh rằng luật kiểm soát vũ khí của Canada đã trở nên lỏng lẻo từ năm 2012, và quốc hội nước này đã tiến hành thảo luận về việc mở rộng quyền kiểm soát vũ khí sau khi vụ nổ súng xảy ra.
Chính sách đối ngoại của Canada có phải là nguyên nhân sâu xa? Sau khi hai vụ tấn công xảy ra trong tuần này, nhiều học giả cho rằng đó là hậu quả mang tính logic của việc nước này tham gia vào cuộc chiến tranh chống khủng bố 12 năm qua, cũng như sự can thiệp vào chiến tranh Afghanistan năm 2001.
Cảnh sát được tăng cường tại khu vực Đài Tưởng niệm Quốc gia những người đã ngã xuống trong chiến tranh ở Ottawa . Ảnh: AFP/TTXVN. |
Điều đáng nói ở đây, cả hai vụ việc nói trên xảy ra chỉ vài tuần sau khi quân đội Canada ở Trung Đông tham gia vào chiến dịch chống IS.
Rex Brynen, Giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học McGill, trả lời phỏng vấn Bloomberg về vụ đụng độ hôm 20/10: “Một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Canada, như việc triển khai binh lính tại Iraq, có vẻ đã góp phần vào vụ tấn công ở Saint-Jean-sur-Richelieu (Quebec) và cả những vụ việc ở Ottawa”.
“Tôi có thể chắc chắn 100% rằng bản đánh giá rủi ro của chính phủ cho rằng chính sách đối ngoại đang biến chúng ta thành một mục tiêu lớn hơn đối với khủng bố. Đó chỉ là một phần trong cái giá phải trả để “làm kinh doanh” ”, Giáo sư Brynen nói.
Đương nhiên, thật không “dễ chịu” khi tưởng tượng rằng những vụ tấn công như vừa qua ở Canada có thể tạo ra sự thay đổi trong chính sách hiện tại của nước này. Mà có khi còn khiến bọn khủng bố có thêm lý do để tiến hành thêm các vụ khủng bố. Mối đe dọa khủng bố đã không ngăn được Mỹ hay các quốc gia khác chiến đấu chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan ở nước ngoài.
Và có lẽ,
Canada, như Thủ tướng Stephen Harper đã khẳng định, “sẽ không bị hăm dọa” chỉ vì một nỗi nợ đơn giản và sẽ tiếp tục hợp tác với đồng minh trên thế giới chống khủng bố.
Hạnh Nhân (
Theo Washington Post)