Nhiều nước EU muốn đàm phán với Nga để đặt mua vaccine Sputnik V

Nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét đàm phán với nhà sản xuất vaccine Sputnik V của Nga.

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng tin Reuters ngày 15/3 dẫn nguồn quan chức ngoại giao tại EU cho biết, liên minh này đang hướng tới tiếp cận vaccine Sputnik V trong bối cảnh cần phải đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine, đạt mục tiêu tiêm ngừa cho 450 triệu dân trong khối như kế hoạch đã đề ra. 

Theo nguồn tin tham gia vào tiến trình đàm phán giữa EU và các nhà chế tạo vaccine ngừa COVID-19, chính phủ nhiều nước EU đang xem xét khởi động đàm phán với nhà sản xuất Sputnik V và hiện có bốn nước đang quan tâm đến hướng đi này. Trước đó, Hungary và Slovakia đã đặt mua vaccine của Nga; Cộng hòa Séc đang nghiên cứu, còn Italy có kế hoạch sử dụng cơ sở của hãng dược lớn nhất nước này là ReiThera để sản xuất vaccine Sputnik V.

EU đối diện với chỉ trích ngày một gia tăng trong thời gian gần đây, do chương trình vaccine, tiêm chủng của khối bị chậm, trong khi Anh – nước cựu thành viên EU, lại đang cho nới lỏng các biện pháp phong tỏa, giãn cách nhờ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng.

Tính đến thời điểm này, EU đã ký hợp đồng với 6 hãng dược của phương Tây, đang thương thảo với hai công ty dược khác. Cơ quan quản lý dược phẩm EU (EMA) đã cấp phép sử dụng với bốn mẫu vaccine ngừa COVID-19. Nhưng những ách tắc trong khâu sản xuất đã khiến chương trình tiêm chủng của EU bị chậm, buộc một số nước thành viên phải chuyển hướng, quay sang tìm kiếm các giải pháp riêng. 

EMA vẫn đang tiến hành rà soát cấp phép với mẫu vaccine Sputnik V. Nếu kho vaccine ngừa COVID-19 của EU có vaccine này, đó sẽ là một chiến thắng ngoại giao đối với Nga. 

Hoài Thanh/Báo Tin tức
AstraZeneca trấn an các nước châu Âu về độ an toàn vaccine của hãng
AstraZeneca trấn an các nước châu Âu về độ an toàn vaccine của hãng

AstraZeneca mới đây đã phải đưa ra lời cam đoan rằng vaccine phòng COVID-19 của hãng này là an toàn sau khi một số quốc gia ngừng sử dụng vì lo ngại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN