Nhật Bản triển khai sứ mệnh an ninh riêng trên tuyến hàng hải Trung Đông

Chính phủ Nhật Bản ngày 18/10 tuyên bố nước này sẽ không tham gia bất kỳ liên minh nào của Mỹ bảo vệ các tàu thương mại trên các tuyến hàng hải ở Trung Đông, nhưng có thể sẽ điều riêng một lực lượng tàu và máy bay để bảo vệ các tàu chở đầu cho Nhật Bản. 

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết: "Chúng tôi sẽ không tham gia cùng Mỹ, nhưng sẽ hợp tác chặt chẽ với họ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ đảm bảo an toàn cho các tàu liên quan đến Nhật Bản". 

Chú thích ảnh
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Hiện Mỹ đang tập hợp một liên minh do nước này đừng đầu nhằm bảo vệ Eo biển Hormuz cũng như các vùng biển khác tại vùng Vịnh Pécxích, sau khi xảy ra các vụ tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu của Saudi Arabia - trong đó một tàu do một công ty vận tải Nhật Bản điều hành - tại khu vực này hồi tháng 6 vừa qua. Mỹ và Saudi Arabia cáo buộc Iran đứng sau vụ việc, song Tehran đã bác bỏ cáo buộc này.

Tehran cũng chỉ trích nỗ lực của Mỹ thành lập liên minh tuần tra hàng hải nói trên, nhấn mạnh rằng các nước trong khu vực có thể tự bảo vệ các tuyến hàng hải đảm bảo lưu thông các tàu cung cấp phần lớn dầu lượng dầu tiêu thụ của thế giới. 

Cho tới nay, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Anh, Australia và Bahrain đã tuyên bố tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu. Trong khi đó, một số nước như Pháp, Đức, Na Uy, Hàn Quốc và Iraq đã từ chối lời mời của Mỹ. 

Việc đảm bảo an toàn hàng hải ở Eo biển Hormuz rất quan trọng đối với Nhật Bản - quốc gia phụ thuộc tới 90% lượng dầu thô từ Trung Đông. Tuy nhiên, Nhật Bản lưỡng lự về việc hợp tác với Mỹ trong sứ mệnh an ninh này do Tokyo là đồng minh châu Á thân cận nhất của Washington, song cũng có quan hệ ngoại giao và kinh tế chặt chẽ với Iran. Nhật Bản đã đề nghị đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và Iran để giúp giảm bớt căng thẳng trong khu vực.  

Theo ông Suga, các khí tài của SDF được điều tới Trung Đông có thể bao gồm tàu chiến và máy bay thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Vịnh Oman, Biển Bắc Arab và các vùng biển khác trong khu vực. Hiện Nhật Bản chưa quyết định về thành phần lực lượng điều đến Trung Đông cũng như thời điểm triển khai.

Việc điều SDF ra nước ngoài được xem là một vấn đề nhạy cảm ở Nhật Bản, vì can dự vào một cuộc xung đột ở nước ngoài có thể vi phạm hiến pháp từ bỏ chiến tranh của "Đất nước Mặt Trời mọc".

Thanh Phương (TTXVN)
Chuyên gia luật hàng hải quốc tế lên án các hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông
Chuyên gia luật hàng hải quốc tế lên án các hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông

Những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông là không có giá trị pháp lý và những hành động đơn phương của nước này tại Biển Đông là không chính đáng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN