Theo nguồn tin trên, số vụ khiếu nại gửi đến các trung tâm giải quyết các các vấn đề người tiêu dùng của chính phủ đã gia tăng đáng kể ở nhóm người từ 50 tuổi trở lên, trong khi số báo cáo về các vấn đề liên quan đến các dịch vụ thuê bao cũng tăng hơn 20.000 so với năm 2022 lên mức cao kỷ lục 98.101 trường hợp.
Một số trường hợp điển hình bao gồm người tiêu dùng phàn nàn không thể rút tiền sau khi bị dụ dỗ đầu tư vào giao dịch ký quỹ ngoại hối, trong khi những người khác cho biết họ đã mua hàng hiệu của một trang web giả mạo. Đối với những người tiêu dùng không có ý định sử dụng dịch vụ mua hàng lâu dài theo gói đăng ký, nhiều người cho biết họ không thể hủy hợp đồng, trong đó các vụ liên quan mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe được báo cáo nhiều nhất.
Tổng số vụ khiếu nại của người tiêu dùng nói chung trong năm ngoái tại Nhật Bản đã tăng khoảng 33.000 vụ lên khoảng 900.000 vụ, trong đó nhiều nhất là các vấn đề liên quan thư rác điện tử và cuộc gọi khả nghi, sau đó là cho vay bất động sản và các vấn đề khác. Dựa trên số vụ khiếu nại này, Chính phủ Nhật Bản ước tính người tiêu dùng có thể bị thiệt hại khoảng 8.800 tỷ yen (56 tỷ USD) - mức cao kỷ lục.