Theo dự án này, trung tâm trên trong những tuần gần đây đã nhân giống hàng trăm san hô mới thuộc loài san hô xương rồng cứng tại một cơ sở có diện tích 185,8 m2, nơi nuôi tổng cộng 18 loài san hô ngoài khơi Florida đang bị đe dọa bởi bệnh mất mô san hô Stony (SCTLD). Căn bệnh khá mới này làm san hô mất màu và chết dần.
Nhà giám sát Trung tâm cứu hộ san hô Florida Justin Zimmerman cho biết cơ sở này có thể nhân giống những san hô này tới cấp độ có thể trả lại chúng về với biển khơi.
SCTLD lần đầu tiên được phát hiện ở san hô ngoài khơi Miami vào mùa Thu năm 2014 và lan tới rạn san hô ở cực Bắc ngoài khơi bang Florida vào năm 2017 và sau đó tới ngoài khơi thành phố Key West ở phía Nam bang này. Những loài san hô mắc bệnh này có từ 66-100% nguy cơ tử vong, khiến căn bệnh này trở thành "sát thủ" đối với san hô cao hơn so với hiện tượng tẩy trắng san hô, vốn được cho là do nhiệt độ nước biển ấm hơn bởi biến đổi khí hậu, gây ra
SCTLS cũng là mối đe dọa với với các rạn san hô trên thế giới vốn đã đối mặt với nguy cơ do biến đổi khí hậu.
Theo ông Gil McRae thuộc Ủy ban bảo tồn cá và động vật hoang dã bang Florida, số một lượng lớn "hậu duệ" được sản sinh từ san hô được nuôi cấy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi rạn san hô của Florida.
Một nghiên cứu của Mạng lưới Giám sát Rạn san hô Toàn cầu (GCRMN) được công bố vào tháng 10/2021 cho biết biến đổi khí hậu đã làm chết hàng loạt rạn san hô trên thế giới và số lượng sẽ còn tăng thêm nếu các đại dương tiếp tục ấm lên. Nghiên cứu trên cho thấy 14% rạn san hô trên thế giới đã bị mất từ năm 2009 đến 2018, tương đương với khoảng 11.700km2, tức rộng gấp 2,5 lần diện tích của Vườn quốc gia Grand Canyon (Mỹ).