Chỉ vì “nghiện” món gỏi cá sống (sashimi) mà một người đàn ông ở Quảng Đông, Trung Quốc đã vô tình “nạp” vào cơ thể mình vô số ký sinh trùng sán và sán dây.
Những đốm trắng trong tấm phim X-quang chính là những con sán đang làm tổ khắp cơ thể bệnh nhân.
|
Bệnh nhân nhập viện với cơn đau bụng dữ dội, toàn thân ngứa ngáy đã tá hỏa khi được biết cơn đau này do lũ sán dây đang làm tổ khắp người ông gây ra.
Tại bệnh viện, những tấm phim X-quang cho thấy khắp “lục phủ ngũ tạng” của người đàn ông bị lũ sán đào khoét làm tổ. Nếu nhập viện muộn hơn chút nữa, bệnh nhân này có thể mất mạng khi sán xâm nhập được vào những bộ phận quan trọng.
Các bác sĩ tại bệnh viện nhân dân Quảng Châu số 8 ở tỉnh Quảng Đông, nơi tiếp nhận trường hợp bệnh nhân trên, kết luận cơ thể người đàn ông này đã tích tụ rất nhiều ổ sán, sán dây bởi thường xuyên ăn cá tươi sống.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thịt, cá tươi sống có nguy cơ cao chứa ấu trùng diphyllobothrium khiến người ăn phải bị nhiễm giun sán. Những loại cá nước ngọt chẳng hạn như cá hồi dù đã qua tẩm ướp hay hun khói vẫn có thể chứa ấu trùng gây bệnh này.
Nhiễm sán có thể bị phát hiện muộn sau vài tháng
Trong quá trình kiếm ăn, con cá ăn phải trứng giun sán và khi trứng nở, những ấu trùng này sẽ bám vào thành ruột của cá, bò lan khắp cơ thể con vật.
Người ăn món cá tươi sống như sushi, sashimi có sán dây cũng sẽ bị nhiễm sán dây. Một con sán dây có thể phát triển dài đến 15m sau vài tuần.
Loài ký sinh trùng này có khả năng sống sót nhiều năm trong cơ thể người và sản sinh ra những ấu trùng sán mới. Đặc biệt nhiều trường hợp bị giun sán “hoành hành” khắp cơ thể chỉ được phát hiện sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Người bị nhiễm giun sán có triệu chứng mệt mỏi, táo bón và khó chịu ở vùng bụng – dấu hiệu này không thể hiện rõ rệt nên người bệnh thường không chú ý tới. Khi ấu trùng xâm nhập vào gan, mắt, tim và não của con người có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. |