Ngày càng nhiều chuyên gia trẻ ở Ấn Độ nghiên cứu dịch vụ và công nghệ cho người già

Dân số già ở Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, tạo ra nhu cầu về dịch vụ và sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống của người cao tuổi. Do đó, các chuyên gia ngày càng tập trung nghiên cứu lĩnh vực này vì tác động tích cực của nó đối với cộng đồng và tiềm năng phát triển nghề nghiệp của họ.

Chú thích ảnh
Những người phụ nữ Ấn Độ (bao gồm người lớn tuổi) đang bốc than ở mỏ than Jharia, Ấn Độ.
Ảnh: Reuters

Theo thông tin từ Liên hợp quốc, đến năm 2050, cứ 6 người trên thế giới thì có 1 người trên 65 tuổi, tương đương khoảng 1,5 tỷ người. “Nền kinh tế bạc” ở Ấn Độ cũng không nằm ngoài xu hướng này. Do đó, những năm gần đây, các chuyên gia trẻ từ nhiều ngành đã tập trung vào việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm công nghệ tiện ích cho người cao tuổi bởi họ nhận ra được giá trị mang lại cho cộng đồng xã hội cũng như tiềm năng phát triển ngành dịch vụ này trong tương lai.

Thực tế, tình trạng già hóa dân số đang xảy ra trên toàn cầu. Bên cạnh mô hình viện dưỡng lão, nền kinh tế chăm sóc cũng là lời giải cho những lo lắng về một tương lai dân số già, còn nền sản xuất thì đã phát triển theo hướng tự động hóa.

Khoảng một năm trước, copywriter Pooja Gosavi bắt đầu tìm kiếm thứ gì đó vượt ra ngoài công việc hàng ngày. Hôm nay, cô rất vui mừng khi ông nội của mình - một người cao tuổi cần có bạn đồng hành - đã liệt kê cô là người liên lạc khẩn cấp của ông.

Thuật ngữ "người liên lạc khẩn cấp" này được đặt ra bởi Goodfellows, công ty được Tata và Hiranandani hậu thuẫn mà Gosavi hiện đang làm việc. Goodfellows cung cấp những người bạn là người trẻ cho người cao tuổi với mục tiêu "chúng tôi sẽ làm mọi thứ chu đáo như cháu của bạn sẽ làm cho bạn". 

Chú thích ảnh
Ngành chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Ấn Độ đang là thị trường tiềm năng mà bất cứ độ tuổi nào cũng có thể tham gia.

Theo Báo cáo Lão hóa Ấn Độ năm 2023 do UNFPA Ấn Độ công bố, dân số cao tuổi của nước này sẽ tăng gấp đôi lên 347 triệu vào năm 2050, tương đương 20,8% tổng dân số. Nền "kinh tế bạc" có mục tiêu tạo ra việc làm và tạo ra những con đường sự nghiệp mới trong các lĩnh vực cuộc sống của người cao tuổi như sản phẩm công nghệ tập trung vào nhu cầu đặc biệt cho người cao tuổi và dịch vụ chăm sóc người già.

Đối với giới trẻ, nó còn mang đến một chân trời mới, một sự nghiệp thú vị hơn. Shantanu Naidu, người sáng lập Goodfellows cho biết: “Họ (Gen Z) luôn tìm kiếm những công việc có tác động tích cực đến cộng đồng nhưng cũng giúp họ phát triển trong sự nghiệp một cách chuyên nghiệp."

Lĩnh vực này cũng đang thu hút các chuyên gia ở độ tuổi trung niên.

Hai năm trước, Vandana Gupta, 36 tuổi, gia nhập Seniorworld, một công ty công nghệ thời đại, với tư cách là phó chủ tịch cộng đồng (sản phẩm và dịch vụ). Điều này kéo theo sự thay đổi trong lĩnh vực FMCG và khách sạn. Cô đã tiên phong cho ứng dụng SilverWings, một nền tảng cộng đồng thúc đẩy sự gắn kết xã hội và sức khỏe cho người cao tuổi.

Gupta nói: "Trước khi gia nhập Seniorworld, tôi đã làm việc tử 10-11 năm và rất thích làm việc trong những lĩnh vực đó. Nhưng tôi luôn cảm thấy mình muốn làm điều gì có ý nghĩa hơn nữa".

Arasi Arul, Giám đốc điều hành của 60PlusIndia, một công ty khởi nghiệp về chăm sóc người cao tuổi cung cấp dịch vụ quản lý chăm sóc toàn diện, chủ yếu ở các bang miền Nam, cho biết: "Có rất ít nhân tài trong các lĩnh vực như nhà vật lý trị liệu, y tá, người chăm sóc và cố vấn tập trung vào người cao tuổi. Các công việc đồng hành, R&D và sản xuất các sản phẩm lão khoa, thiết bị đeo, thiết bị theo dõi sức khỏe sẽ ngày càng cấp thiết".

Bên cạnh việc chăm sóc người cao tuổi, các chuyên gia cho biết, cơ hội việc làm sẽ tăng lên trong lĩnh vực công nghệ dành cho người ở độ tuổi này. Bởi những người già cần thời gian để thích ứng với những sản phẩm công nghệ đang thay đổi từng ngày.

Seniorworld đã phục vụ hơn 500.000 người cao tuổi kể từ năm 2015 với các dịch vụ như điện thoại được thiết kế riêng (Easyfone), hệ thống chiếu sáng hỗ trợ dựa trên cảm biến, báo thức và chuông (Juvo Safety) cũng như cộng đồng Facebook và ứng dụng SilverWings.

Ông Gupta nói: "Các dịch vụ dựa trên công nghệ phải có thiết kế toàn diện mà không mang tính bảo trợ. Tất cả tính năng cần được tích hợp trong các thiết bị để người cao tuổi dễ sử dụng trong nhiều trường hợp."

Nhận thấy tiềm năng phát triển của việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, Poulomi Bhattacharya đã từ bỏ chức vụ giám đốc của một công ty công nghệ giáo dục vào đầu năm 2021 để thành lập SilverGenie, một nền tảng chăm sóc sức khỏe cấp cao. Bà nói: “Ngành chăm sóc người cao tuổi vẫn còn ở giai đoạn rất non trẻ. Toàn bộ hệ sinh thái tổ chức cần được lập bản đồ để tìm ra điều gì phù hợp với một ngành có thể mở rộng và phát triển bền vững. Sự tăng trưởng nhờ đổi mới trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi là một câu hỏi hóc búa mà chưa ai có thể giải quyết được".

SilverGenie là hiện trở thành một phần của Chương trình nhóm tăng tốc của Google.

Ankur Gupta, giám đốc điều hành chung của Ashiana Housing, một nhà phát triển bất động sản cấp cao cho rằng, sự bùng nổ sắp xảy ra ở phân khúc thị trường chăm sóc sức khỏe là do sức mua ngày càng tăng của tầng lớp người chuẩn bị về hưu. Do đó, Ashiana đang tìm kiếm người chăm sóc, người quản lý và giám đốc điều hành bán hàng trong lĩnh vực này của công ty.

Gupta nói: “Không những phải hiểu về sản phẩm mà phải hiểu rõ quá trình lão hóa. Đó là điều hết sức quan trọng. Hiện tại, lĩnh vực chăm sóc lão khoa đang là một thị trường mới lớn dành cho người có chuyên môn siêu việt".

Ngọc Hưng/ Báo Tin tức (Theo The Economic Times)
WHO lo ngại số người già ở châu Âu nhiều hơn số người dưới 15 tuổi
WHO lo ngại số người già ở châu Âu nhiều hơn số người dưới 15 tuổi

Ngày 11/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vào năm 2024, số người trên 65 tuổi tại châu Âu sẽ nhiều hơn số người dưới 15 tuổi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN