Nga: Xuất khẩu khí đốt giảm nhưng xuất khẩu dầu vẫn tăng

Chính phủ Nga cho biết xuất khẩu khí đốt của nước này đã giảm mạnh 25% vào năm 2022, sau khi cuộc xung đột tại Ukraine gây bất ổn cho mối quan hệ của Moskva với những khách hàng chính ở châu Âu.

Chú thích ảnh
Cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo của Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Phó Thủ tướng Alexander Novak đã công bố các số liệu trên trên tạp chí chuyên ngành "Chính sách năng lượng", đồng thời cho hay xuất khẩu khí đốt của nước này giảm là do các quốc gia châu Âu từ chối mua khí đốt của Nga cũng như các vụ phá hoại hệ thống đường ống Nord Stream 1 và 2.

Theo số liệu do Phó Thủ tướng Nga cung cấp, sản lượng khí đốt năm 2022 của nước này đạt tổng cộng 673,8 tỷ m3. Xuất khẩu cùng năm giảm 25,1% xuống 184,4 tỷ m3. Ông Novak cũng lưu ý trong khi việc cung cấp khí đốt cho châu Âu đã giảm mạnh, lượng mua của những khách hàng mới - đặc biệt là Trung Quốc - đang nhanh chóng gia tăng.

Trong bài báo, ông Novak cho hay kỷ lục về lượng khí đốt Nga cung cấp mỗi ngày thông qua đường ống Power of Siberia đã bị “xô đổ” nhiều hơn một lần. Kết quả là nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho Trung Quốc thông qua đường ống trên đã tăng 48% và đạt mức cao nhất lịch sử là 15,4 tỷ m3.

Ông cũng cho biết xuất khẩu dầu của Nga vẫn tăng 7,6% trong năm 2022 so với một năm trước đó.

Phó Thủ tướng Novak cũng nói rằng trong tương lai, Chính phủ Nga đang nỗ lực xoay trục xuất khẩu năng lượng của mình sang các quốc gia chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva. Ông cho hay Chính phủ Nga có kế hoạch xuất khẩu hơn 80% lượng dầu và 75% sản phẩm dầu sang các nước thân thiện.

Liên minh châu Âu (EU) từng là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga. Nhưng khối này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu nguồn khí đốt từ Nga trong năm 2022 sau khi xung đột xảy ra tại Ukraine vào tháng Hai năm ngoái.

H.Thủy/TTXVN (Theo Reuters)
Tịch thu tài sản của Nga để tái thiết Ukraine: Chuyện không đơn giản
Tịch thu tài sản của Nga để tái thiết Ukraine: Chuyện không đơn giản

Ý tưởng về việc chuyển tài sản của Nga đang bị đóng băng cho Ukraine phục vụ công cuộc tái thiết sau xung đột xem ra rất hấp dẫn, nhưng không dễ để hiện thực hoá, không chỉ bởi rào cản về mặt pháp lý, mà còn có thể đặt các công ty phương Tây trước nguy hiểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN