Nga tuyên bố ủng hộ cách tiếp cận của ASEAN đối với vấn đề Myanmar

Ngày 5/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moskva ủng hộ cách tiếp cận không can thiệp vào vấn đề nội bộ Myanmar của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chú thích ảnh
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) có chuyến công du tới Đông Nam Á từ ngày 6-7/7. Ảnh: RT

Tuyên bố này được Ngoại trưởng Lavrov đưa ra khi người đứng đầu ngành ngoại giao Nga có chuyến công du tới Đông Nam Á. Ông Lavrov đồng thời cho rằng việc ASEAN bổ nhiệm một đặc phái viên về Myanmar có giúp giải quyết vấn đề.

Bộ Ngoại giao Nga cho hay Ngoại trưởng Lavrov sẽ thực hiện chuyến công du kéo dài 2 ngày tới Indonesia và Lào. Sau khi rời Jakarta, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga sẽ tới Viêng Chăn ngày 7/7.

Truyền thông nhà nước Nga cho biết, trong khuôn khổ cuộc hội đàm, hai ngoại trưởng dự kiến trao đổi quan điểm về một loạt vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm, như cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Ngày 6/7, Ngoại trưởng Lavrov có cuộc họp báo chung Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tại thủ đô Jakarta.    

Chuyến thăm diễn ra trước thềm Hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng Nga-ASEAN nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Nga-ASEAN và 25 năm hai bên thiết lập cơ chế đối thoại toàn diện.

Theo kế hoạch ban đầu, Ngoại trưởng Nga Lavrov có đến thăm Brunei, song trong tuần này, nhà chức trách Brunei đã gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 tới ngày 15/7. Do đó, chuyến thăm đã phải hủy bỏ. Bộ Ngoại giao Nga xác nhận chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov tới Indonesia và Lào diễn ra đúng kế hoạch.

Tuyên bố của ông Lavrov nêu rõ trong các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo, các nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar, Nga luôn thúc đẩy quan điểm của ASEAN. Ngoại trưởng Lavrov cho rằng đồng thuận 5 điểm của các nước ASEAN chính là cơ sở để giải quyết cuộc khủng khoảng tại Myanmar và giúp  nước này khôi phục trạng thái bình thường.

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Lavrov sẽ tham gia hội đàm trực tuyến với người đồng cấp các nước ASEAN trong khuôn khổ chuyến công du quốc gia Đông Nam Á này.

ASEAN đang dẫn đầu nỗ lực ngoại giao về Myanmar kể từ khi nước này rơi vào bế tắc chính trị ngày 1/2 năm nay sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang cùng các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD). Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra cuối tháng 4 vừa qua tại thủ đô Jakarta, lãnh đạo các nước ASEAN đã đạt được đồng thuận 5 điểm về tình hình Myanmar, trong đó yêu cầu chấm dứt ngay lập tức bạo lực và tất cả các bên phải hết sức kiềm chế, tiến hành đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian thúc đẩy tiến trình đối thoại, và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar thông qua Trung tâm Điều phối hỗ trợ nhân đạo ASEAN .

Chú thích ảnh
Người biểu tình tập trung tại Yangon, Myanmar phản đối việc nắm quyền lãnh đạo đất nước của các quan chức quân đội cấp cao, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 20/6, mạng lưới truyền hình quốc gia Myanmar MRTV cho biết Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing đã đến Moskva (Nga) theo "lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Nga" để tham dự Hội nghị An ninh quốc tế, dự kiến diễn ra từ ngày 22-24/6. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của Tướng Hlaing kể từ khi quân đội lên nắm quyền. Dự kiến ông Hlaing sẽ tham dự triển lãm trực thăng quân sự tại Moskva.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh  Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) vừa họp và thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar với 119 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 36 phiếu trắng hôm 18/6. Trong cuộc họp trước đó cùng ngày, các thành viên Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đều đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình trong vấn đề Myanmar.

Hiện nay, ASEAN đang dẫn đầu nỗ lực ngoại giao sau khi Myanmar rơi vào bế tắc chính trị từ ngày 1/2 vừa qua. Cuối tháng 4 vừa qua, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra tại Jakarta (Indonesia) đã đạt đồng thuận 5 điểm về tình hình Myanmar, trong đó yêu cầu chấm dứt ngay lập tức bạo lực và tất cả các bên phải hết sức kiềm chế, tiến hành đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian thúc đẩy tiến trình đối thoại, và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar thông qua Trung tâm Điều phối hỗ trợ nhân đạo ASEAN.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 2/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó, ngày 6/6, Ban thư ký ASEAN đã ra thông cáo về kết quả chuyến thăm và làm việc vào ngày 4-5/6 tại Myanmar của Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Erywan Pehin Yusof  và Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi.

Chuyến thăm nhằm thảo luận về cách thức ASEAN có thể hỗ trợ Myanmar đạt được giải pháp hòa bình vì lợi ích của người dân thông qua việc thực hiện hiệu quả và kịp thời Đồng thuận 5 điểm đạt được tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra vào ngày 24/4 vừa qua, đặc biệt là việc bổ nhiệm và vai trò Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar, cũng như cách ASEAN có thể hỗ trợ tạo điều kiện cho đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên ở Myanmar và cung cấp hỗ trợ nhân đạo của ASEAN cho Myanmar.

Trong chuyến thăm, Chủ tịch AMM và Tổng Thư ký ASEAN đã gặp Chủ tịch Hội đồng điều hành nhà nước (SAC), Thống tướng Min Aung Hlaing cũng như các quan chức được chính quyền quân sự chỉ định gồm Bộ trưởng Ngoại giao Wunna Maung Lwin, Bộ trưởng Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Thet Thet Khine và Chủ tịch Ủy ban Bầu cử liên minh Thein Soe.

Chủ tịch AMM và Tổng Thư ký ASEAN cũng gặp các Trưởng Phái đoàn ASEAN tại Myanmar. Ngoài ra, Tổng Thư ký ASEAN cũng có các cuộc thảo luận không chính thức với đại diện của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tại Myanmar và Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc (OCHA) tại Myanmar.

Trong các cuộc thảo luận, Chủ tịch AMM nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả và kịp thời Đồng thuận 5 điểm. Hoan nghênh việc quân đội Myanmar gia hạn ngừng bắn, Chủ tịch AMM nhấn mạnh rằng ASEAN có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên ở Myanmar.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Nga-ASEAN
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Nga-ASEAN

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 3/2, tại Moskva, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã hội đàm với Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lim Jock Hoi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN