Đài Sputnik trích dẫn các dữ liệu thống kê cho thấy mức lạm phát thấp hơn Nga ở châu Âu chỉ được ghi nhận tại Tây Ban Nha (3,3%), Liechtenstein (2,9%) và Thụy Sĩ (2,9%).
Cùng lúc đó, mức lạm phát cao nhất thế giới tính đến tháng 3 được ghi nhận ở Lebanon (264%), Argentina (104,3%), Zimbabwe (87,6%), Suriname (59,4%) và Thổ Nhĩ Kỳ (50,5%).
Ngoài ra, tình trạng lạm phát gia tăng được quan sát thấy ở Sri Lanka (49,2%), Ghana (45%), Sierra Leone (41,5%) và Lào (41%). Hơn nữa, Pakistan lần đầu tiên lọt vào tốp 10 quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ lạm phát hàng năm sau vài năm liên tiếp lạm phát 35,4%.
Tỷ lệ lạm phát cao tính đến tháng 3 cũng được ghi nhận ở các quốc gia châu Âu như Hungary (25,2%), Moldova (22%) và Ukraine (21,3%), trong khi mức lạm phát thấp nhất (0,7%) được ghi nhận trên toàn cầu là ở Trung Quốc.
Bản phân tích của Spuntik được thực hiện dựa trên dữ liệu từ các dịch vụ thống kê của 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Mẫu cuối cùng bao gồm 142 quốc gia đã công bố dữ liệu lạm phát cho tháng 3 tính đến đầu tháng 5.
Vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến lạm phát toàn cầu sẽ giảm từ 8,7% năm 2022 xuống 7% vào năm 2023, trong đó thế giới sẽ không đạt mức lạm phát mục tiêu cho đến năm 2025. Tình trạng giảm phát trong dự báo trên phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu và giá hàng hóa phi nhiên liệu, cũng như tác động hạ nhiệt của việc thắt chặt tiền tệ đối với hoạt động kinh tế.