Theo hãng tin Reuters của Anh, vào giữa tháng 6, trong một bài phát biểu trước Quốc hội Thụy Sĩ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gợi ý rằng Thuỵ Sĩ có thể đóng vai trò trung gian hòa giải.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Temps đăng hôm 29/6, Đại sứ Nga tại Thuỵ Sĩ, ông Sergey Garmonin, cho biết Moskva sẽ không chấp nhận việc Thụy Sĩ, nước mà theo truyền thống từng là địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao giữa các cường quốc thù địch, tổ chức một hội nghị thượng đỉnh như vậy.
Theo ông Garmonin, không thể có sự đại diện và hòa giải của Thụy Sĩ. "Thật không may, Thụy Sĩ đã mất tư cách là một quốc gia trung lập và không còn có thể đóng vai trò là người hòa giải hoặc đại diện cho các lợi ích", ông Garmonin nhấn mạnh.
Vào ngày 15/6, trong bài phát biểu trước Quốc hội Thuỵ Sĩ, Zelensky đã mời Thụy Sĩ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine và cho biết ông đã thảo luận về sáng kiến này với Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset.
Thụy Sĩ đã bị Nga chỉ trích gay gắt vì nhất trí với Liên minh châu Âu (EU) áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, Thuỵ Sĩ đã đóng băng tài sản của Nga trị giá 8,36 tỷ USD.
Trong một diễn biến liên quan tới xung đột Nga – Ukraine, Thụy Sĩ đã chặn nhà sản xuất vũ khí Ruag AG bán 96 xe tăng Leopard 1 trong một thỏa thuận mà Ukraine sẽ sử dụng chúng trong cuộc chiến với Nga.
Những chiếc xe tăng Leopard 1 này không hoạt động, đang được lưu trữ ở Italy, là tài sản của Ruag AG. Theo đề xuất của Ruag AG, chúng sẽ được tân trang lại ở Đức và sau đó được gửi đến Ukraine.
Tuy nhiên, Chính phủ Thuỵ Sĩ cho biết yêu cầu của Ruag AG "không phù hợp với luật hiện hành", đồng thời lưu ý rằng Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập không thể chấp thuận việc bán vũ khí cho một khu vực xung đột đang diễn ra.
Ruag AG cho biết họ thừa nhận quyết định này của Chính phủ Thuỵ Sĩ