Đây là một quá trình tự nhiên bị đẩy nhanh do tình trạng biến đổi khí hậu và không thể ngăn chặn được. Thông tin này được quyền Giám đốc Viện Băng quyển Trái Đất thuộc Phân viện Siberia, Viện Hàn lâm khoa học Nga, Tiến sĩ Dmitry Drozdov đưa ra ngày 9/11.
Ông Drozdov giải thích quá trình tan băng và xói lở này diễn ra khi sóng đánh vào lớp đất đóng băng vĩnh cửu truyền nhiệt và làm băng tan. Ở phía Nam, bờ biển cũng xói lở nhưng ở đó có cát ngăn chặn quá trình xói lở này, còn ở phía Bắc trong đất có đến 80% là băng nên quá trình tan băng diễn ra nhanh hơn.
Đất đóng băng bắt đầu tan khi nhiệt tích tụ ở bề mặt đất đủ lớn. Tình trạng biến đổi khí hậu trong những thập kỉ gần đây đã thúc đẩy quá trình này. Quá trạng tan băng này sẽ diễn ra cùng với tốc độ ấm lên của Trái Đất và dẫn tới việc phân bổ lại các loại hình hoạt động của con người theo lãnh thổ.
Khi nhiệt độ tăng thêm 1 - 2 độ C, các vùng đất ấm áp màu mỡ ở vùng Siberia của Nga như Stavropol và Krasnoyarsk sẽ trở nên thiếu nước, khiến hoạt động canh tác phải chuyển sang các vùng lãnh thổ khác. Một hệ quả khác của tình trạng tan băng do biến đổi khí hậu là ô nhiễm nước ngầm, trong đó có việc xuất hiện các vi khuẩn có hại mà việc diệt trừ khá phức tạp.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Dmitry Drozdov, những hậu quả nặng nề nhất của tình trạng Trái đất ấm lên là xói lở bờ biển diễn ra ngày càng nhanh hơn làm ô nhiễm nước và cuối cùng làm suy thoái hệ sinh thái.