Ứng viên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris sau khi kết quả sơ bộ vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp được công bố ngày 23/4. Ảnh: AFP/TTXVN |
Phát biểu với báo giới, ông Peskov nói: "Có những cáo buộc hoàn toàn sai lầm... Theo truyền thống, Nga sẵn sàng và sẵn lòng xây dựng quan hệ hữu hảo với những người có cùng phương hướng và những người tin rằng những bất đồng hiện nay có thể được giải quyết chỉ bằng đối thoại, tính tới các lợi ích của nhau".
Ông nhấn mạnh: "Sẽ là sai lầm khi nói rằng Nga thể hiện sự thiện vị với bất cứ ai trong số các ứng cử viên (tổng thống Pháp). Nga chưa và sẽ không bao giờ can thiệp vào các tiến trình bầu cử của các nước khác".
Bên cạnh đó, ông Peskov còn khẳng định: "Chúng tôi tôn trọng lựa chọn của nhân dân Pháp. Người Pháp nên quyết định ai là tổng thống nước này".
Ngày 24/4, Bộ Nội vụ Pháp công bố kết quả sau khi kiểm 46 triệu phiếu trong tổng số gần 47 triệu phiếu bầu, theo đó ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron và ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen sẽ bước vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp dự kiến diễn ra ngày 7/5 tới.
Theo Bộ Nội vụ Pháp, kết quả kiểm 46 triệu phiếu cho thấy
ông Emmanuel Macrondẫn đầu với 23,82% số phiếu giành được, trong khi bà Le Pen về thứ hai với 21,58% số phiếu ủng hộ.
Trước đó, phát biểu trước những người ủng hộ tại Paris sau khi có kết quả sơ bộ, ông Macron tuyên bố ông muốn huy động sự ủng hộ “lớn nhất có thể” trước khi cuộc bầu cử vòng hai diễn ra vào ngày 7/5 tới. Ông Macron cảm ơn những người ủng hộ vì một chiến dịch “đã thay đổi tiến trình của đất nước”.
Cuộc bầu cử tổng thống Pháp được dư luận quốc tế, đặc biệt là tại châu Âu, quan tâm và theo dõi sát sao. Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) lo ngại khả năng ứng cử viên cực hữu Le Pen thắng cử có thể kéo theo kịch bản "Frexit" (tương tự kịch bản Brexit ở Anh), và như vậy nguy cơ EU tan rã là khó tránh khỏi.